Những thói quen ăn uống tưởng là thông minh nhưng hóa ra không lành mạnh chút nào
Có những thói quen ăn uống tưởng chừng rất lành mạnh nhưng thực ra lại không hề có lợi cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là 5 thói quen sai lầm như vậy.
Lựa chọn thực phẩm không chỉ có tiêu chí ngon, mà còn phải đảm bảo tính hữu ích. Chắn chắn hầu hết mọi người đều biết về điều này. Bởi vậy, chủ đề về dinh dưỡng lành mạnh ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Mỗi ngày, có hàng triệu chủ đề mới liên quan đến thực phẩm được thảo luận. Đó là lý do tại sao chúng ta rất khó kiểm soát được những thứ liên quan đến ăn uống cho dù rõ ràng mình đang sống trong một xã hội hiện đại. Chúng ta được nghe, được đọc nhiều lời khuyên và khuyến khị liên quan đến dinh dưỡng nhưng lại không thực sự dám chắc có đúng hay không và có nên làm theo không.
Thực tế, nhiều thực phẩm mà chúng ta cho là lành mạnh nhưng sự thực thì lại có thể hoàn toàn ngược lại, thậm chí còn đưa nhiều calo, chất béo và đường vào người nhiều hơn, gây hại chứ không phải là có lợi cho sức khỏe của bạn.
Thực tế, một nghiên cứu của tờ New York Times năm ngoái cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa khoa học và công luận khi nói đến dinh dưỡng. Ví dụ như granola được 71% dân chúng cho rằng lành mạnh nhưng chỉ có 28% các nhà dinh dưỡng đồng ý với điều này.
Nhà chế biến dinh dưỡng Tammy Lakatos Shames, của công ty dinh dưỡng Twins, cũng đồng ý rằng có những thói quen ăn uống tưởng chừng rất lành mạnh nhưng thực ra lại không hề có lợi cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là 5 thói quen sai lầm như vậy.
Với những người muốn giảm cân, từ chối ăn chất béo và chỉ ăn những loại thực phẩm ít chất béo hoặc không béo là lựa chọn hàng đầu của họ. Tuy nhiên, nhiều thực phẩm được quảng cáo là ít chất béo hoặc không có chất béo nhưng thực tế là giả mạo.
Các sản phẩm này được quảng cáo với hứa hẹn không làm bạn tăng cân, nhưng thực tế các loại thực phẩm này có hàm lượng đường, bột thô hoặc tinh bột cao hơn bình thường. Vì vậy, dù không chứa chất béo nhưng nó vẫn có thể làm tăng lượng calo vào cơ thể nhiều hơn bạn vẫn nghĩ.
Chế độ ăn uống thấp carb rất phổ biến trên toàn thế giới và được cho là có tác dụng giúp giảm cân rất hiệu quả. Tuy nhiên, tính hữu ích của chúng không được chứng minh. Hơn nữa, bạn cần ăn carbs để cung cấp cho cơ thể các yếu tố cần thiết và làm tăng năng lượng.
Nhiều tổ chức y tế lớn như Hội bác sĩ Hoa Kỳ (AAFP, Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), Hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), Hiệp hội Dinh dưỡng Úc (DAA)…. đều cho rằng áp dụng chế độ ăn low carb trong một thời gian ngắn có thể đạt được các mục tiêu về sức khỏe đặc biệt. Nhưng hiệu quả và tính an toàn khi áp dụng chế độ ăn này về lâu dài thì vẫn chưa được kiểm chứng.
Lý do là vì cơ thể bạn protein để hình thành các cơ và tăng năng lượng. Thịt, hải sản và trứng là những lựa chọn tốt nhất. Cắt giảm lượng thịt tươi ngon và thay vì đồ ăn nhanh từ thịt như vậy sẽ khiến bạn phải đối mặt với không ít vấn đề về sức khỏe, trong đó bao gồm cả việc không thể giảm cân.
Kể cả đồ ăn nhanh từ thịt cũng chứa không ít calo và cholesterol nên khả năng gây béo phì cho những ai có xu hướng lạm dụng chúng là rất cao. Không những thế, những loại thực phẩm công nghiệp như thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói, lạp sườn, gà rán... còn chứa hàm lượng muối và chất bảo quản cao. Nếu sử dụng nhiều nhóm thực phẩm này sẽ đưa vào cơ thể lượng muối và chất bảo quản cao dẫn đến có hại cho tim, thận làm tăng huyết áp động mạch.
Cho rằng trong trái cây cũng có đường, không ít người đã quyết định cắt giảm luôn nhóm thực phẩm này để hạn chế lượng đường tiêu thụ. Nhưng thực tế thì bạn đã nhầm. Để tránh tiêu thụ đường, bạn nên tránh ăn kẹo, bánh quy và các đồ ngọt khác chứ không phải tránh ăn trái cây. Ngược lại, bạn nên thêm nhiều trái cây vào chế độ ăn uống của mình vì chúng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.