3 tư thế yoga tối ưu chị em có thể tập luyện trong những ngày có "đèn đỏ"
Dưới đây, giáo viên dạy Yoga Laju Choudhury đề xuất một số tư thế yoga tối ưu cho sức khỏe mà chị em có thể tập trong những ngày có kinh nguyệt.
Trong một chuyến đi gần đây đến làng Fearrington, Mỹ, tôi đã đăng ký một lớp học yoga. Tôi ở Nam Carolina, chúng tôi đang ở nông trại, có những con bò đang lượn lượn và chim hót, vì vậy tập yoga có vẻ phù hợp nhất. Với mỗi động tác yoga, tôi cảm thấy mình hòa vào với thiên nhiên - tôi hoàn toàn cảm thấy an yên.
Tập yoga khi có kinh nguyệt có tốt không?
Cho đến khi chuyển sang động tác đảo ngược (đầu cúi xuống dưới), người hướng dẫn cảnh báo chúng tôi rằng những ai đang đến "kì đèn đỏ" thì không nên tập. Tôi đang ở ngày thứ 3 của chu kì và tôi hoàn toàn vẫn làm được tư thế này thành công. Chính bởi vậy mà ngay khi nghe người hướng dẫn nói vậy, tôi cảm thấy như mình sắp ngã xuống. Tuy nhiên, người hướng dẫn cho biết cô có lý do chính đáng: Đó là, rõ ràng, khi bạn làm động tác chống tay và đầu cúi xuống, dòng máu trong hệ thống sinh sản của bạn sẽ bị gián đoạn và chu kì kinh nguyệt sẽ bị rối tung. Ai biết được dòng chảy của kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến lưu thông bên trong cơ thể hay không?
Vì tôi không phải là người phụ nữ duy nhất tập yoga trong thời kì kinh nguyệt nên tôi muốn điều tra thêm một chút về điều này. Vì vậy, tôi đã nói chuyện với một giảng viên yoga khác và bác sĩ Jennifer Hirshfeld-Cytron, giám đốc bảo tồn khả năng sinh sản tại Trung tâm Sinh sản của Illinois. Và những chuyên gia này đã nói rằng, tư thế đảo ngược trong yoha thực sự không phải là điều gì tồi tệ. Ngoài động tác này, chị em còn có thể tập các động tác yoga khác trong những ngày có kinh nguyệt và điều tuyệt vời là chúng cũng giúp ích cho việc cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt của bạn.
Khi bạn làm động tác chống tay và đầu cúi xuống, dòng máu trong hệ thống sinh sản của bạn sẽ bị gián đoạn?
Bác sĩ Hirshfield-Cytron cho biết: "Tập yoga trong những ngày có kinh nguyệt đều rất an toàn cho dù là bạn chọn tư thế nào và chị em không phải lo lắng quá về chuyện cơ quan sinh sản bị tổn thương khi làm việc này. Thay vào đó, vấn đề cần quan tâm là tập yoga khi đang mang thai. Khi mang thai, người phụ nữ nên tránh tập yoga nóng và một vài tư thế liên quan đến đảo ngược đầu bởi vì phụ nữ mang thai dễ bị chóng mặt. Khi thai nhi phát triển, cột sống cần điều chỉnh, vì vậy, nếu thực hành các tư thế yoga không đúng hoặc không phù hợp với tình trạng thai kì thì rất có thể gây ra đau lưng hoặc chấn thương".
Đối với phụ nữ hiếm muộn và đang điều trị để thụ tinh bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF) càng cần phải lưu ý hơn trong khi tập yoga. "Trong thời kỳ điều trị vô sinh, vì buồng trứng của phụ nữ được kích thích nên các tư thế yoga có thể gây ra những tác động, dẫn đến đảo nhánh và có thể dẫn đến một biến chứng hiếm gặp gọi là xoắn buồng trứng", bác sĩ Cytron cho biết thêm.
Phụ nữ nên tránh tập yoga nóng và một vài tư thế liên quan đến đảo ngược đầu.
Cuối cùng, giáo viên dạy Yoga Laju Choudhury nói rằng tất cả phụ nữ đang có kinh nguyệt, bất kể có thai hay không, nên tránh các bài tập yoga gây áp lực lên dạ dày vì nó có thể làm tăng lượng máu kinh và đau ở vùng bụng dưới.
Dưới đây, bà Choudhury đề xuất một số tư thế yoga tối ưu cho sức khỏe mà chị em có thể tập trong những ngày có kinh nguyệt.
1. Half moon (bán nguyệt)
- Bắt đầu với tư thế đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, tay thẳng lên trong không khí.
- Từ từ nghiêng người sang phải trong khi giữ cho chân của bạn thẳng để hình thành một hình dạng lưỡi liềm với cơ thể.
- Giữ trong vài nhịp thở và lặp lại sang phía bên kia.
Giáo viên Choudhury nói rằng, tư thế này giúp đem lại dòng máu tươi cho cơ thể và "máu xấu được thải đi, máu tươi mới xuất hiện. Nó có tính chu kì nên rất tốt cho việc tạo ra máu khỏe mạnh trong thời gian có kinh nguyệt".
2. Eagle pose (tư thế con đại bàng)
- Đứng thẳng, trùng 2 gối xuống. Nâng chân trái gác đặt lên đùi chân phải, tập trung đứng vững bằng chân phải. Các ngón chân trái hướng xuống sàn nhà. Ngón chân và mu bàn chân trái bám chặt vào bắp chân phải.
- Duỗi 2 tay thẳng trước mặt và song song với sàn. Hai tay đặt chéo nhau, tay phải đặt trên tay trái, vắt chéo với nhau ở gần bắp tay, sau đó khập khủy tay lên để cho phần từ khủy tay tới bàn tay vuông góc với sàn, phần từ khủy tay tới vai vẫn giữ nguyên song song với sàn. Xoắn hai cánh tay lại với nhau, mu bày áp lại với nhau.
- .Vặn bàn tay phải sang bên phải, bàn tay trái vặn sang bên trái. Nâng khuỷu tay lên cao ngang với vai, các ngón tay hướng thẳng lên trần.
Bà Choudhury nói: "Việc kéo dài toàn bộ cánh tay, chân và tất cả các bộ phận cơ thể sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực lên cột sống, giúp giảm nguy cơ chuột rút ở phần thân dưới.
3. Half tortoise (tư thế nửa con rùa)
- Ngồi trên đầu gối, moogn chạm vào gót chân. Hai tay giơ ra phía trước và chắp lại với nhau.
- Thở ra, cúi người về phía trước cho đến khi trán chạm vào thảm tập yoga.
- Giữ tư thế này trong 30 giây khi hít thơt bình thường.
- Hít vào, trở lại tư thế ban đầu, đặt tay lên đầu gối và thở ra.
"Tư thế này đem lại sự thư giãn cho cơ thể và tâm trí, cũng như giảm căng thẳng lên xương sống", bà Choudhury cho biết.
Nguồn: Thirty