Học cách nhận diện 5 kiểu sếp giả tạo chốn công sở: Thở thôi cũng thấy mùi "thảo mai!"

Quiry,
Chia sẻ

Chắc hẳn chị em công sở dù ít dù nhiều cũng đã từng nếm mùi 5 loại sếp giả tạo dưới đây rồi đúng không nào?

Bên cạnh những người sếp tận tuỵ, hết lòng vì nhân viên hay lãnh đạo có tầm nhìn thì đâu đó vẫn có những kẻ kém cỏi nhưng thích ba hoa. Họ đại diện cho một lớp người mà năng lực và địa vị tỉ lệ nghịch với nhau. Nhưng tất nhiên họ chẳng bao giờ thể hiện cái ngu dốt ra ngoài dễ vậy đâu.

Thay vào đó, những sếp kém cỏi này dùng quyền hành của mình để lừa người khác. Họ cố gắng làm tất cả mọi thứ nhằm lấp liếm đi những thiếu sót của bản thân. Ấy là khi sự giả tạo của người lãnh đạo được mang ra sử dụng triệt để. Cùng điểm qua 5 loại sếp giả tạo, tồi tệ mà chị em công sở không nên dây dưa nhé!

1. Nói quá nhiều về việc mình bận như thế nào

Hai từ "bận rộn" là một phạm trù trừu tượng, khó xác định. Cùng là 8 tiếng làm việc một ngày nhưng có người thì bận để đi làm mấy việc lặt vặt, nhưng lại có kẻ bận vì những công việc quan trọng. Vì thế nếu chỉ nói là "Tôi bận nhiều việc lắm" thì không hề có sức thuyết phục và bạn sẽ trở thành kẻ hay than vãn.

5 kiểu sếp giả tạo chốn công sở, chỉ cần thở thôi đã ngửi thấy mùi thảo mai, chưa kể còn hay khoác lác điêu toa! - Ảnh 1.

Ai cũng có nỗi bận riêng, điều quan trọng là dù bận ra sao thì cũng phải cố gắng mà phát triển và vượt lên nghịch cảnh. Người sếp giả tạo sẽ lấy "bận rộn" ra làm lớp mặt nạ để chỉ trích nhân viên. Kiểu như anh ta sẽ bước ra và chửi rủa: "Tôi bận như thế này mà làm được bao nhiêu chuyện, các anh chị ngồi nhàn rỗi chẳng giải quyết tích sự gì."

Còn đối với người sếp có tâm, anh ta nếu thấy nhân viên thực sự rảnh rỗi sẽ giao thêm việc và chủ động nắm bắt tình hình. Sếp tốt cũng sẽ động viên cấp dưới, ví dụ "Tôi biết các bạn hay kể cả tôi đều bận nhưng hãy cố gắng vì công việc chung nhé. Sau đó chúng ta sẽ được nghỉ ngơi xả láng hơn!"

2. Thảo mai với cấp trên, chèn ép cấp dưới

Nếu phòng ban/nhóm có một lỗi lầm gì đó, người sếp này sẽ thường viết mail với cú pháp "Thay mặt toàn thể anh em, tôi xin nhận mọi trách nhiệm và lỗi lầm." Thế nhưng đằng sau, hắn lại xả toàn bộ ra nhân viên của mình. Nên nhớ, lỗi lầm có thể là từ nhân viên, nhưng phận làm sếp cũng chẳng phải ngoài cuộc. Bởi sếp có trách nhiệm dẫn dắt và chỉ bảo nhân viên đúng không nào?

5 kiểu sếp giả tạo chốn công sở, chỉ cần thở thôi đã ngửi thấy mùi thảo mai, chưa kể còn hay khoác lác điêu toa! - Ảnh 2.

Sếp giả tạo và thảo mai với cấp trên để lấy lòng, nhưng mặt khác lại chèn ép nhân viên để thể hiện quyền uy của mình. Thái độ của những người này có thể thay đổi 180 độ và lật lọng trong chớp mắt.

3. Trong và ngoài phòng họp là hai con người khác nhau

Nhiều người cho rằng sếp cần phải nghiêm nghị trong phòng họp để nhân viên phải kính nể, còn bên ngoài thì thoải mái để tất cả được vui vẻ. Nhưng nhiều khi sự thay đổi thái độ lại là dấu hiệu của giả tạo và lươn lẹo. 

5 kiểu sếp giả tạo chốn công sở, chỉ cần thở thôi đã ngửi thấy mùi thảo mai, chưa kể còn hay khoác lác điêu toa! - Ảnh 3.

Điều này phụ thuộc vào quan sát cử chỉ của sếp ở mỗi môi trường khác nhau. Nếu sếp cố gắng tỏ ra chính chuyên, chuẩn mực ở văn phòng mà lại đối xử tệ với bác lao công, với anh bảo vệ hay với nhân viên lễ tân... thì đây không phải là một leader đáng tin. 

4. Nói nhiều hơn lắng nghe

Con người nói càng nhiều mà chẳng lắng nghe sẽ càng dễ bộc lộ sự nông cạn, thiếu sót. Bởi lắng nghe là cơ sở của sự thấu hiểu và định hướng đúng đắn. Đôi khi, sếp nói quá nhiều là bởi anh ta muốn lấn át người khác, anh ta không chịu hiểu, thông cảm cho nỗi niềm nhân viên. Nói nhiều, là để người khác không có cơ hội bắt bẻ, và anh ta vịn vào cớ "Tôi không cần nghe tôi cũng biết các cô các cậu ra sao mà!"

5 kiểu sếp giả tạo chốn công sở, chỉ cần thở thôi đã ngửi thấy mùi thảo mai, chưa kể còn hay khoác lác điêu toa! - Ảnh 4.

5. Hay nói đạo lý nhưng toàn làm ngược lại

Điển hình nhất cho kiểu này là những người sếp luôn nói nhân viên hãy cân bằng công việc - cuộc sống nhưng lại không cho họ cơ hội để được làm vậy. Ví dụ như kỳ nghỉ, ngày lễ vẫn gửi mail giao việc. Hay nửa đêm, cuối tuần liên tục gọi điện để thúc giục công việc. Những lúc nhân viên về đúng giờ thì hắn ta lườm nguýt, chê trách cấp dưới kém chăm chỉ.

5 kiểu sếp giả tạo chốn công sở, chỉ cần thở thôi đã ngửi thấy mùi thảo mai, chưa kể còn hay khoác lác điêu toa! - Ảnh 5.

Bên cạnh đó là một loạt những trích dẫn sếp học từ trên mạng và nói lại với nhân viên. Nhưng thậm chí đến chính bản thân anh ta còn không nắm bắt được triết lý đó. Và thật dễ hiểu khi anh ta không thể thực hiện theo. Tất cả đều là biểu hiện của lớp mặt nạ giả tạo che đi con người kém cỏi bên trong.

Các nàng hãy thử xem sếp mình có thuộc 1 trong 5 loại kể trên đây không nha. Nếu đúng, đừng ngần ngại tránh xa hoặc nhảy việc để tìm một môi trường, một người sếp lý tưởng hơn nhé! 

5 kiểu sếp giả tạo chốn công sở, chỉ cần thở thôi đã ngửi thấy mùi thảo mai, chưa kể còn hay khoác lác điêu toa! - Ảnh 6.

Chia sẻ