3 dấu hiệu đường huyết cao dễ thấy nhất ở tay chân, dành vài giây kiểm tra để có thể tự cứu lấy mình trong tương lai
Dấu hiệu đường huyết cao có rất nhiều, nhưng dễ thấy nhất vẫn là ở tay chân, vì vậy bạn cần đặc biệt lưu ý.
Với sự thay đổi của môi trường và lối sống, nhiều người hiện nay bị tăng lượng đường trong máu. Nếu chỉ số đường huyết lúc đói cao hơn 6,1mmol/L, 2 tiếng sau bữa ăn cao hơn 7,8mmol/L, chứng tỏ lúc này lượng đường trong máu đang tăng cao. Có 3 dấu hiệu đường huyết cao dễ dàng nhận biết ở tay chân, chỉ cần thấy nó lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn nên nghi ngờ và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
3 dấu hiệu đường huyết cao
Khi lượng đường huyết trong máu tăng cao, bạn có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường thông qua các dấu hiệu ở tay và chân.
1. Tê tay chân
Nếu bàn tay và bàn chân không bị đè nén và xuất hiện các triệu chứng tê bì vô cớ, hãy đề phòng khả năng đường huyết tăng cao. Khi lượng đường trong máu cao, hệ thống thần kinh sẽ phản ứng lại, gây tê tay chân.
Đồng thời, vào lúc này, máu cung cấp cho tay chân không đủ, gây ra hiện tượng tê tay chân. Vì vậy, nếu nhận thấy tình trạng tê tay chân không rõ nguyên nhân, cần tiến hành xét nghiệm kịp thời để tránh tình trạng đường huyết tăng cao gây tổn thương cho cơ thể.
2. Xuất hiện các nốt màu đỏ ở tay chân
Nếu đường huyết tăng cao, bệnh nhân có thể có triệu chứng u hạt. Triệu chứng này thường gặp ở ngón tay, bàn chân, mặt, da đầu và các vùng dễ bị chấn thương. Ở giai đoạn đầu, tay chân thường nổi các nốt màu đỏ tươi hoặc đỏ nâu, có thể phát triển chậm hoặc lan nhanh. Bề mặt các nốt này thường mịn, đường kính khoảng 5-10mm, đôi khi lên đến vài cm, kết cấu mềm, không đau.
Các nốt này nếu bị trầy xướt có thể chảy máu, hoại tử, lở loét hoặc đóng vảy.
3. Ngứa tay chân
Triệu chứng này có thể liên quan đến lượng đường trong máu tăng cao, khiến tuyến mồ hôi giảm tiết, da khô và bong tróc.
Bên cạnh đó, khả năng miễn dịch trên da của người bệnh cũng giảm sút, dễ bị vi khuẩn, vi trùng xâm nhập gây nên những tổn thương nhất định cho da, dẫn tới viêm hoặc ngứa da.
Vì vậy, khi tay chân bị ngứa không rõ nguyên nhân, bạn cũng nên nghĩ đến khả năng đường huyết đang tăng.
Làm sao để hạ đường huyết?
Một cách để kiểm soát lượng đường trong máu là thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Sau đây là 8 loại thực phẩm có thể giúp ổn định đường huyết ngay tại nhà.
1. Bánh mì nguyên cám
Nhiều loại bánh mì chứa carbohydrate, dễ làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, bánh mì Pumpernickel (lúa mạch đen) và bánh mì nguyên cám 100% rất giàu chất xơ, có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và giúp ổn định lượng đường trong máu.
2. Trái cây
Ngoại trừ dứa và dưa hấu, hầu hết các loại trái cây đều có chỉ số đường huyết (GI) thấp từ 55 trở xuống. Điều này là do hầu hết các loại trái cây đều chứa nhiều nước và chất xơ để cân bằng lượng đường tự nhiên của chúng, được gọi là fructose.
Tuy nhiên, khi trái cây chín, chỉ số GI của chúng tăng lên. Nước ép trái cây cũng có GI rất cao vì nước ép loại bỏ vỏ xơ và hạt.
Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người tiêu thụ toàn bộ trái cây, đặc biệt là việt quất, nho, táo, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 rất thấp.
3. Khoai lang
Khoai lang có chỉ số GI thấp và rất bổ dưỡng. Chúng chứa nhiều chất xơ, có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường.
4. Bột yến mạch và cám yến mạch
Yến mạch chứa B-glucans, giúp duy trì kiểm soát đường huyết. Nó có chỉ số GI từ 55 trở xuống nên ít có khả năng gây tăng đột ngột và giảm lượng đường trong máu.
Yến mạch cũng chứa B-glucans, có thể giảm đáp ứng glucose và insulin sau bữa ăn, giúp duy trì kiểm soát đường huyết, giảm lipid máu.
5. Sữa chua nguyên chất không đường
Ăn sữa chua nguyên chất không đường hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Hầu hết các loại sữa chua không đường đều có chỉ số GI từ 50 trở xuống.
Tốt nhất là tránh các loại sữa chua có đường hoặc có hương vị, thường chứa quá nhiều đường. Sữa chua kiểu Hy Lạp có thể là một sự thay thế lành mạnh.
6. Các loại đậu
Các loại đậu, chẳng hạn như đậu phộng, đậu Hà Lan, đậu gà và đậu lăng, có chỉ số GI rất thấp. Chúng cũng là một nguồn chất dinh dưỡng tốt có thể giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định. Tuy nhiên, cần tránh các sản phẩm họ đậu có chứa thêm đường và tinh bột trong thực phẩm chế biến sẵn.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, kết hợp các loại đậu vào chế độ ăn uống đã cải thiện việc kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
7. Tỏi
Tỏi là một thành phần phổ biến trong các loại thuốc truyền thống chữa bệnh tiểu đường và nhiều loại bệnh khác. Các hợp chất trong tỏi có thể giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách cải thiện sự bài tiết insulin.
Mọi người có thể ăn tỏi sống, thêm nó vào món salad hoặc nướng chín.
8. Cá
Cá tuyết không chứa carbohydrate và có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, cá vùng nước sâu có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường tốt hơn các loại khác.
Theo Medicalnewstoday, QQ