BÀI GỐC 3 tháng chăm vợ đẻ, chồng em đầu bù tóc rối, râu ria lởm chởm

3 tháng chăm vợ đẻ, chồng em đầu bù tóc rối, râu ria lởm chởm

Chăm vợ đẻ mấy hôm, trông anh đã sút thấy rõ. Tóc tai, râu ria cũng dài ngoằng ra rối tung, trông đến tội.

7 Chia sẻ

'Vứt' chồng và em chồng ở nhà 1 tháng, cả hai phải gọi điện cầu xin tôi về

Ngọc Dinh,
Chia sẻ

Tôi chẳng đao to búa lớn, không nặng nhẹ cãi nhau nhưng chỉ sau lần đó là cô em chồng đành hanh “sáng mắt” thay đổi cách đối xử ngay.

Thực sự thì cũng phải nói rằng, tôi may mắn hơn một số người vì lấy chồng không phải sống chung với bố mẹ chồng. Nhưng đổi lại, tôi phải sống với một cô em chồng đành hanh, ghê gớm, khó chịu và phách lối vô cùng.  

Mới đầu, tôi cũng giữ thế của nàng dâu mới nên nhường nhịn, chịu đựng em chồng, nhưng có vẻ càng ngày cô ấy càng lấn tới. Quan trọng là cô ấy coi thường tôi, thậm chí, sẵn sàng hạ thấp danh dự của tôi trước mặt người khác.

Nhiều lần như vậy tôi mới hiểu, với em chồng, không phải cứ dĩ hòa vi quý là sẽ yên ấm nhà cửa, được yêu quý, tôn trọng đâu. Vì vậy, tôi đã có những kế sách đối phó với cô ấy, rất nhẹ nhàng nhưng cũng đầy thấm thía.

Nói về em chồng của tôi, cô ấy kém tôi ba tuổi, xinh đẹp như hot girl, lại giỏi giang, mới tốt nghiệp đại học đã được hẳn một công ty nước ngoài tuyển dụng, với mức lương cao gấp 5 lần lương tôi. Em chồng có phần cao ngạo, hống hách và tự tin cũng đúng. Bởi hiếm có cô gái nào được như cô ấy. Bản thân tôi cũng vì thế mà nhường em vài phần.

em chồng

Tôi phải sống với một cô em chồng đành hanh, ghê gớm, khó chịu và phách lối vô cùng.  (Ảnh minh họa)

Tôi cũng đi làm đến chiều tối mới về, nhưng hễ hôm nào em chồng về mà nhà cửa bề bộn, hay chưa có cơm nước là cau có, khó chịu. Khi thì “Chị ơi nhà bẩn quá”, khi thì cáu kỉnh nói “Chị làm gì mà giờ còn chưa lau nhà, nấu cơm?”… Nhà chỉ có hai chị em phụ nữ, nhưng em chẳng khi nào giúp tôi việc nấu nướng, chợ búa. 

Có hôm em chồng bị mệt phải nghỉ làm. Tôi thấy vậy thì pha nước cam cho và cũng nghỉ ở nhà chăm sóc. Khi gọi ra ăn cơm, cô ấy nói mệt không ra được, tôi liền mang vào tận phòng. Nhìn thấy cơm thì cô ấy gắt gỏng nói mệt, ai mà nuốt nổi cơm, rồi bắt tôi nấu cháo. Sau hôm đó tôi hiểu, nếu tôi cứ nhu mì, chịu đựng thì cô ấy sẽ ngồi lên đầu, lên cổ tôi. Vì vậy tôi xin ý kiến chồng được “dạy dỗ” cô em chồng ngang bướng.

Để luyện cho em ấy tính chăm chỉ, quan tâm đến việc nhà, tôi đã tình nguyện xin đi công tác một tháng để hai anh em tự xoay xở. Dĩ nhiên, không có tôi ai sẽ là người dọn nhà, giặt đồ, là quần áo, nấu ăn cho anh em họ? Chỉ 1 tuần là kêu oai oái, hết anh đến em gọi hỏi khi nào tôi về, rồi nói tôi thu xếp về sớm, nhà không ra nhà nữa rồi.

Sau hai tuần tôi đi, cả chồng và em chồng đều phải ăn ngoài. Hôm nào cũng thấy em chồng up lên trang cá nhân những món đồ ăn nhanh, mới đầu thì hào hứng, nhưng càng về sau đều kèm theo những biểu tượng chán nản mệt mỏi. Nhiều lúc tôi thấy thương vì biết em chồng được chiều, ăn uống kén, cơm đường cháo chợ lâu ngày chịu sao nổi. Nhưng cứ nghĩ đến sự phách lối của cô ấy, thì tôi lại dặn lòng phải cố.

em chồng

Mọi người cũng thử xem có thoát nổi cuộc chiến với “bà cô” bên chồng không nhé! (Ảnh minh họa)

Rồi sau ba tuần, tôi gọi điện về, chồng nói phải đi mua tạm quần áo mặc, vì cái N (tên em chồng) không giặt đồ, giờ mưa cả tuần không có quần áo khô. Tôi hỏi thế cô ấy mặc gì, thì chồng nói cũng đang là, đang sấy…

Đúng 1 tháng tôi về, nhìn nhà cửa bề bộn, bếp núc vắng hoe. Tôi lại bắt tay vào dọn dẹp, nấu nướng. Đi làm về thấy tôi với căn nhà ngăn nắp, chồng và em chồng đều nói “có chị dâu, nhà đúng là nhà”, rồi cũng những món như tôi nấu trước đây nhưng cô ấy cứ tấm tắc khen ngon không ngớt.

Chỉ đợi có thế, chồng tôi nói em gái: “Cô thấy chưa, phụ nữ ít nhất phải biết dọn dẹp, bếp núc. Chị dâu cũng đi làm như cô nhưng về nhà còn biết bao nhiều việc. Cô không cảm thông, giúp đỡ mà còn chê bai, hạch họe”. Có lẽ, em chồng đã hiểu ra nên chỉ cười trừ cho xong chuyện, và từ đó hễ rỗi rãi hay làm về sớm là giúp tôi dọn nhà, nhặt rau nấu cơm.

Vậy đấy mọi người ạ, tôi chẳng đao to búa lớn, không nặng nhẹ cãi nhau nhưng chỉ sau lần đó là cô ấy “sáng mắt” thay đổi cách đối xử ngay. Mọi người cũng thử xem có thoát nổi cuộc chiến với “bà cô” bên chồng không nhé! 

Chia sẻ