Vụng mà thành khéo, các chị em muốn mua sắm Tết thật nhẹ nhàng chỉ việc nghe bà nội trợ thông thái mách các mẹo sau

Scorpiot,
Chia sẻ

Muốn tiết kiệm tiền mua sắm dịp Tết, bạn cần phải dự trù trước một khoản tiêu cụ thể, lên danh sách chi tiết những thứ cần mua và chia rải rác thành nhiều đợt.

Nhiều người tiêu dùng Việt có mức lương thưởng thấp nên mỗi đợt Tết Nguyên đán về lại thêm bao bộn bề lo lắng. 

Làm cách nào để vừa mua sắm được tiết kiệm, vừa đảm bảo một cái Tết đầy đủ là bài toán chi tiêu không hề dễ của các chị em nội trợ ngay từ bây giờ. 

Và để bạn khỏi lo lắng quá mà Tết mất vui, dưới đây là những mẹo nhỏ mua sắm mà nhiều người tiêu dùng thông thái khuyên nên sử dụng.

1. Dự trù một khoản chi phí tiêu Tết cụ thể

Vụng mà thành khéo, các chị em muốn mua sắm Tết thật nhẹ nhàng chỉ việc nghe bà nội trợ thông thái mách các mẹo sau - Ảnh 2.

Tùy theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà bạn nên dự trù trước các khoản chi phí cụ thể để mua sắm ngày Tết. 

Bạn luôn phải học cách chi tiêu chắt bóp cho dịp mua sắm lớn nhất năm này để tránh tình huống vung tiền quá đà. Luôn thống nhất tư tưởng khi mua sắm là kinh tế có hạn, số tiền dự trù để sắm Tết phải tiết kiệm hơn năm ngoái.

Số tiền bạn dự trù phải nên cụ thể theo từng khoản chi tiêu. Có thể liệt kê như ăn uống, quà biếu, lì xì, xe cộ đi lại. Nếu bạn không có xe riêng, muốn đi tham quan, chơi bời ngày Tết thì nên rủ bạn bè để thuê xe lớn, vừa chủ động được thời gian lại giảm bớt đi chi phí.

Khi đã có bản danh sách dự trù các khoản chi tiêu cụ thể bạn nên tuân thủ đúng kế hoạch đã đề ra để không tiêu quá số tiền đã tính toán từ trước.

2. Tranh thủ mua sắm Tết ngay từ bây giờ

Vụng mà thành khéo, các chị em muốn mua sắm Tết thật nhẹ nhàng chỉ việc nghe bà nội trợ thông thái mách các mẹo sau - Ảnh 3.

Thị trường sẽ có những quy luật tất yếu của nó. Vào những ngày giáp Tết sức mua của người tiêu dùng tăng lên thì cũng là lúc giá cả của các mặt hàng cũng tăng chóng mặt.

Bởi vậy, nếu bạn rảnh rỗi hãy bắt đầu mua sắm dần từ những ngày trước Tết. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản không nhỏ vì các loại sản phẩm lúc này còn chưa bị tăng giá. Chưa kể bạn còn tránh được cảnh chen chúc tấp nập, vất vả chờ đợi khi mua sắm Tết.

Theo đó, những sản phẩm bạn có thể mua dần trước Tết khoảng 1 tháng phòng trừ tăng giá có thể là bánh kẹo, chè thuốc, rượu mứt, hoa quả sấy khô, măng, miến. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua trước các loại gia vị và đồ gia đình như mắm, muối, mì chính, nước rửa chén, bột giặt.

Tất nhiên khi mua sắm một số mặt hàng hóa trước Tết, bạn nên chú ý xem hạn sử dụng của sản phẩm để đảm bảo vẫn có chất lượng tốt nhất.

3. Tận dụng mua sắm vào các dịp khuyến mại, đại hạ giá trước Tết

Vụng mà thành khéo, các chị em muốn mua sắm Tết thật nhẹ nhàng chỉ việc nghe bà nội trợ thông thái mách các mẹo sau - Ảnh 4.

Hầu hết thời điểm cuối năm, để kích cầu mua sắm và thanh lý hàng tồn kho thì các cửa hàng, siêu thị hoặc đại lý sẽ tung ra rất nhiều chương trình khuyến mại, đại hạ giá và giảm giá hấp dẫn từ 30% tới 70%.

Để tiết kiệm chi phí, bạn nên săm soi các chương trình khuyến mại lớn này và tận dụng chúng để mua sắm hàng hóa cho ngày Tết. Đây là một cách mua sắm thông minh có thể giúp bạn tiết kiệm được chi phí tối đa.

Tuy nhiên, mua sắm giảm giá bạn cũng đừng quá ham rẻ mà mua nhiều sản phẩm hoặc nhiều mặt hàng cùng một lúc. Vì có thể khi mua về khi dùng đến đã hết hạn sử dụng. Hơn nữa, bạn cũng nên kiểm tra kĩ chất lượng của các mặt hàng xem có đảm bảo hay không.

4. Mua rải ra thành nhiều đợt

Vụng mà thành khéo, các chị em muốn mua sắm Tết thật nhẹ nhàng chỉ việc nghe bà nội trợ thông thái mách các mẹo sau - Ảnh 5.

Từ bây giờ đến Tết, bạn có thể mua sắm rải rác thành nhiều đợt chứ không nên mua sắm 1-2 đợt một cách ồ ạt. Cách mua sắm này giúp bạn cân đối chi tiêu để không quá chóng mặt khi nhìn vào hóa đơn. Mặt khác bằng cách mua rải rác cũng giúp bạn tìm kiếm được những thực phẩm chất lượng và thiết thực với mức giá hợp lý nhất.

5. Nên đi xem hầu hết các mặt hàng rồi mới mua

Vụng mà thành khéo, các chị em muốn mua sắm Tết thật nhẹ nhàng chỉ việc nghe bà nội trợ thông thái mách các mẹo sau - Ảnh 6.

Khi đi mua sắm hàng Tết, bạn đừng ngần ngại đi dạo một vòng quanh chợ và siêu thị hoặc cửa hàng để xem xét tất cả mặt hàng thiết yếu cần mua. Sau đó, bạn nên quyết định mua những mặt hàng nào.

Tuyệt đối tránh mua hàng lúc đang vội vã hoặc mua vào thời điểm đã quá cận Tết vì lúc đó bạn sẽ mua nhiều thứ không cần thiết với giá đắt đỏ.

6. Về quê hoặc ra chợ đầu mối mua sắm Tết

Vụng mà thành khéo, các chị em muốn mua sắm Tết thật nhẹ nhàng chỉ việc nghe bà nội trợ thông thái mách các mẹo sau - Ảnh 7.

Ảnh: Scorpiot

Nếu bạn là người mua sắm sành sỏi chắc chắn sẽ nhận ra so với chợ đầu mối hay chợ quê thì giá tại các chợ cóc và siêu thị sẽ chát hơn nhiều. Do vậy, bạn nên nghĩ tới cách về quê đặt mua trước các thực phẩm hoặc nhờ người thân mua hộ. Đa phần các loại thực phẩm ở chợ quê đều tươi ngon và có giá rẻ hơn khoảng 20% tới 30% khi mua tại thành phố.

Còn ngược lại nếu không mua được đồ ở quê, bạn có thể ghé tới các chợ đầu mối. Tuy nhiên, ở đây thường không bán lẻ các sản phẩm nên muốn mua được giá rẻ bạn nên rủ thêm nhiều người mua chung để chọn được đồ ngon giá tốt.

Danh sách một số thực phẩm cần mua cho ngày Tết:

Những thứ cần mua sớm:

- Bưởi diễn: Bưởi là một loại hoa quả “chống ngán” cho ngày tết tuyệt vời. Đây cũng là loại quả để được thời gian lâu nên bạn có thể mua từ 10 – 30 quả đủ để dùng cho cả tháng Tết.

- Bia: 1 thùng.

- Hạt cắn cho gia đình và khách tới chơi nhà: dẻ cười, hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hoa quả sấy khô, ô mai, bánh kẹo…

- Măng, miến, nấm hương, mộc nhĩ, dấm, đồ khô nói chung.

- Giỏ quà: Bạn nên lên danh sách Tết này cần phải biếu những ai thì mua luôn từ bây giờ. Hiện có rất nhiều địa chỉ bán giỏ quà giá khá mềm, lại được tặng kèm nhiều đồ khuyến mại.

Những thứ mua vào sát tết:

- Nấm tươi các loại để ăn lẩu.

- Rau củ các loại để ăn lẩu, làm nộm, làm dưa góp.

- Giò tai, lưỡi, giò gà, giò lụa: Nếu bạn không thể tự làm được thì nên mua thực phẩm này vào ngày giáp tết. Mỗi thứ nên mua khoảng 1 - 1,5 kg.

- Bánh chưng: khoảng 4 – 5 cái (2 cái thắp hương, 3 cái để ăn).

- Mâm ngũ quả: đợi 26- 27 Tết mới mua.

- Hoa ly hoặc hoa Lay-ơn: Đây là loại hoa cắm bền nhất, lại rất hợp với không khí Tết. Nên mua ít nhất 1 bình vào khoảng 28 – 29 Tết.

- Đổi tiền mới (có thể thêm tiền lẻ nếu bạn có thói quen đi lễ chùa đầu năm bằng tiền lẻ) vào khoảng 27 – 28 Tết.

Chia sẻ