Vợ vừa mất, người đàn ông mang nhân tình cùng con riêng thế chỗ và nhận phản ứng không tưởng từ con trai cả, quả báo đến sau đó 22 năm mới đắng cay tột cùng
Từng có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, con cái đông đủ nhưng đến những thời khắc cuối của cuộc đời, Mao Dĩ Thăng phải cô đơn với chỉ một người con bên mình.
Là một người sống trong vinh quang sự nghiệp nhưng trong gia đình, Mao Dĩ Thăng thất bại toàn tập. Ông đã từng là một người bố được yêu mến nhưng với những gì đã làm, điều cơ bản đấy cũng không tồn tại nữa.
Người đàn ông và cuộc hôn nhân sắp đặt
Mao Dĩ Thăng là một chuyên gia cầu đường của Trung Quốc với những thành tựu xuất sắc và to lớn. Sau khi tốt nghiệp đại học tại nước ngoài, chỉ trong vòng 4 năm, ông đã cho xây dựng một câu cầu kết hợp giữa đường sắt và đường cao tốc.
Trong sự nghiệp, Mao Dĩ Thăng là cái tên rất được ngưỡng mộ nhưng trong hôn nhân thì không. Ông được coi là một kẻ phản bội hôn nhân và nhận quả báo đích đáng.
Năm 1912, Mao Dĩ Thăng được gia đình sắp đặt cho cuộc hôn nhân với Đới Truyền Huệ. Lúc đó, ông vẫn chỉ là một chàng trai nghèo khó. Đới Truyền Huệ xuất thân trong gia đình khá giả, nhan sắc xinh đẹp và rất đức hạnh. Bà không chê bai gì họ Mao, đồng ý lên xe hoa.
Sau khi kết hôn, muốn chồng tập trung cho công việc mà không bị bận tâm điều gì, bà đã toàn tâm toàn ý lo toan cho công việc ở nhà. Tất cả mọi chuyện từ phụng dưỡng bố mẹ chồng, chăm lo nhà cửa đều một tay Truyền Huệ lo toan.
Khi đó, dù hai người họ là hôn nhân sắp đặt nhưng tình cảm rất tốt. Họ có với nhau 6 người con và sống hạnh phúc bên nhau. Gia đình hòa thuận, con cái đầy nhà, trong thời gian này rõ ràng Mao Dĩ Thăng là một kẻ chiến thắng đích thực của cuộc đời.
Người vợ luôn chu toàn mọi việc, để cho chồng có cơ hội toàn tâm toàn ý lo sự nghiệp khiến cho Mao Dĩ Thăng rất cảm động. Tình cảm giữa hai bên càng ngày càng đậm sâu. Thậm chí, tình yêu của họ khiến bao người phải ghen tỵ và ca ngợi là cặp đôi kiểu mẫu.
Vì tính chất công việc của mình, Mao Dĩ Thăng phải đi khắp nơi. Ở đâu cũng thế, Đới Truyền Huệ sẽ thu dọn hành lí, cùng các con đồng hành với chồng. Mỗi một công trình hồi đó nhanh cũng kéo dài vài năm, chậm thì cả chục năm nên chuyện chuyển nhà theo như thế cũng chẳng phải xa lạ.
Thế nhưng Mao Dĩ Thăng vì sống quá êm đềm trong sự sắp đặt chu toàn của vợ nên không bao giờ nghĩ đến chuyện chăm sóc bà.
Năm 1934, Đới Truyền Huệ đổ bệnh và gặp vấn đề về tâm thần vì nhiều mệt mỏi trong cuộc sống. Thời điểm ấy, Mao Dĩ Thăng phải chịu trách nhiệm cho sự cố sập đập khi còn làm giám đốc ngành thủy lợi ở Trấn Giang. Đới Truyền Huệ vì quá lo lắng cho chồng và sự lo lắng tích tụ lâu ngày đã khiến bà đổ bệnh.
Tuy nhiên sau này họ Mao xây dựng cầu sông Tiền Đường, thời gian hoàn thành đúng hạn, không có sai sót trong quá trình xây dựng và làm nên tên tuổi lớn của ông. Vui vẻ vì chồng, Đới Truyền Huệ cảm thấy thoải mái và bệnh tình cũng vì vậy mà cải thiện.
Có người vợ lo toan cho cả cuộc sống hôn nhân và cả công việc của mình như thế nhưng Mao Dĩ Thăng không biết coi trọng. Năm 1946, ông sa đà vào một mối quan hệ ngoài luồng khi lên Thượng Hải làm việc.
Mối quan hệ ngoài luồng dẫn đến quả báo sau nhiều năm
Năm đó, vì sức khỏe yếu nên Đới Truyền Huệ ở lại Nam Kinh không thể đồng hành với chồng.
Ở Thượng Hải, Mao Dĩ Thăng gặp Quyền Quế Vân. Người phụ nữ này mới 21 tuổi, Mao Dĩ Thăng thì đã ở tuổi 50. Khoảng cách tuổi tác khá lớn nhưng cả hai vẫn ở bên nhau. Thậm chí, Quyền Quế Vân còn nhỏ hơn con trai đầu tiên của họ Mao 10 tuổi.
Quyền Quế Vân biết Mao Dĩ Thăng đã có gia đình nhưng không cưỡng lại được mong muốn ở bên cạnh người đàn ông ấy. Họ Mao cũng vì tình cảm khác lạ nên lao vào cuộc tình, cảm thấy bản thân mình như đang ở tuổi thanh xuân. Họ yêu nhau say đắm.
Đới Truyền Huệ hoàn toàn không biết những việc này, bà vẫn ở nhà, chăm lo cho gia đình, chăm sóc con cái và cố gắng làm mọi cách để giảm áp lực cho chồng khi bên ngoài.
Một thời gian sau, Quyền Quế Vân có thai. Mao Dĩ Thăng biết rằng cho dù thế nào đi chăng nữa mình cũng không che giấu được nên quyết định thú nhận với vợ.
Đới Truyền Huệ hoàn toàn bị sốc và không nghĩ rằng người chồng mình tin cậy nhất lại phản bội mình đau đớn đến thế.
Căn bệnh trầm cảm của bà bộc phát, cứ tiếp tục gặm nhấm chính bà như vậy. Đới Truyền Huệ không bao giờ nhắc đến chuyện vợ lẽ con riêng của chồng nhưng nỗi đau của bà vẫn còn đó. Bà đã cố gắng tự tử nhiều lần nhưng thất bại. Năm 1967, Đới Truyền Huệ qua đời vì bệnh tật.
Thế nhưng, khi vợ cả chưa mồ yên mả đẹp, Mao Dĩ Thăng lại quyết định đưa mẹ con Quyền Quế Vân chuyển về nhà mình. Hành vi này của ông đã khiến 6 người con phẫn nộ đến cùng cực.
Nhất là con trai cả Mao Vu Việt - đứa con trai được yêu thương và gửi gắm nhiều hi vọng nhất của Mao Dĩ Thăng. Khi Đới Truyền Huệ mất, Mao Vu Việt đang du học ở nước ngoài không kịp về nhìn mặt lần cuối. Đó là một nỗi đau và là niềm tiếc nuối vô cùng lớn của ông. Bây giờ tang lễ của mẹ qua chưa được bao lâu mà cha lại làm nên điều như vậy.
Người con này tuyên bố thẳng với cha mình: “Nếu cô ta ở nhà sẽ không có con”.
Lúc này, Mao Dĩ Thăng đâu biết nghĩ đến ai khác ngoài Quyền Quế Vân, nhất quyết đòi đưa mẹ con vợ hai vào cửa. Mao Vu Việt sập cửa bỏ đi và đó là lần cuối cùng ông xuất hiện trong nhà họ Mao.
Sau đó 5 người con còn lại cũng lần lượt cắt đứt quan hệ với cha mình. Họ từ nhỏ được mẹ nuôi dưỡng, mối quan hệ với mẹ rất sâu sắc.
Khi mẹ còn sống, vì sĩ diện cho bà nên họ không thể phản đối cha. Sau khi mẹ mất đi, hành động của Mao Dĩ Thăng đã hoàn toàn khơi dậy nỗi hận thù chôn chặt trong lòng bấy lâu. Chứng kiến mẹ khổ sở, vật vã vì bệnh tật, cha vui vầy bên tình nhân mới, họ không chịu được nên quyết tâm quay lưng hẳn.
Sau này thậm chí Mao Vu Việt từ Mỹ về nước thăm họ hàng cũng không đặt chân đến nhà họ Mao. Ông thà ở nhờ nhà người thân cũng không về nhà mình.
Quyền Quế Vân thậm chí cũng bị trầm cảm với những điều căng thẳng mà Mao Dĩ Thăng phải đối mặt. Năm 1975, bà qua đời ở tuổi 50.
Kể từ đó, Mao Dĩ Thăng cũng dần dần yếu hơn. Năm 1989, ông bắt đầu lâm bệnh. Cảm thấy sức lực không còn bao nhiêu, Mao Dĩ Thăng mong mỏi được một lần nữa gặp lại người con trai yêu quý là Mao Vu Việt.
Thế nhưng Mao Vu Việt không để tâm đến điều đó, trực tiếp từ chối yêu cầu của cha mình. Không chỉ con trai cả mà 5 người con còn lại cũng chẳng thèm đến gặp mặt. Lúc đó ở bên cạnh Mao Dĩ Thăng chỉ có cô con gái út do Quyền Quế Vân sinh ra mà thôi.
Nằm trên giường bệnh, Mao Dĩ Thăng vẫn đau đáu ước nguyện được gặp lại con mình. 22 năm từ khi Đới Truyền Huệ mất, Mao Dĩ Thăng vẫn chưa làm hòa được với các con. Không thể làm cách nào khác, cô con gái út mạo danh người anh cùng cha khác mẹ, viết một bức thư.
Trong lá thư đó, Mao Vu Việt đồng ý tha thứ cho ông nhưng vì đường xa nên về không kịp. Sau khi nghe con gái đọc xong thư, Mao Dĩ Thăng mới từ từ nhắm mắt xuôi tay.
Vậy mới nói, cho đến tận lúc cha chết chết, những người con của Mao Dĩ Thăng và Đới Truyền Huệ vẫn không muốn nhìn mặt cha mình. Đây có lẽ là một quả báo lớn nhất cuộc đời cho những việc làm sai trái mà ông đã gây ra. Quả báo 22 năm mới đến, tuy muộn nhưng đắng cay tột cùng.
Nguồn: QQ, Sohu