Vị Hoàng đế Trung Hoa có cuộc sống hôn nhân cực "lạ": Suốt đời một vợ một chồng bởi lý do đằng sau u ám đến cực điểm
Đàn ông cổ đại tam thê tứ thiếp là bình thường, Hoàng đế lại càng có hàng ngàn bà vợ, thế nhưng với Minh Hiếu Tông thì cực kỳ khác biệt.
Thời đại phong kiến, chuyện một người đàn ông có thê thiếp chẳng phải lạ. Hoàng đế lại càng nổi tiếng nhiều vợ hơn. Chẳng vậy mà có câu "Hậu cung 3 ngàn giai tần mỹ nữ" để chỉ những người vợ của vua, suốt ngày chỉ chờ đợi để được vua sủng ái.
Bởi vậy, câu chuyện một Hoàng đế suốt đời chỉ có duy nhất một bà vợ thật sự quá lạ và bất ngờ. Trong lịch sử Trung Hoa, có một vị vua như thế đấy. Ngời ấy chính là Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường. Ông là Hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Minh.
Vị Hoàng đế sống cuộc đời "không bình thường" với Hoàng hậu
Cả đời, Minh Hiếu Tông chỉ có một người vợ duy nhất chính là Hoàng hậu Trương Thị.
Trong Minh Thực Lục - Bản ghi chép chân thực về các Hoàng đế triều Minh có những câu chuyện kể lại về tình cảm gắn bó của Minh Hiếu Tông và vợ.
Khi ông còn là Thái tử đã cưới Trương thị về làm Thái tử phi. Kể từ lúc đó cho đến khi lên ngôi và suốt thời gian ngồi trên ngai vàng, ông chẳng có thêm một người phụ nữ nào khác.
Theo sử sách ghi lại, Trương Thị chính là người đã cùng đồng hành với Hoàng đế kể từ khi còn nhỏ. Họ là một cặp đôi thanh mai trúc mã đích thực. Trương Thị Hoàng hậu là người vui vẻ, sôi nổi và rất đáng yêu.
Minh Hiếu Tông từ khi mới là Hoàng tử đã gặp nhiều vấn đề về tâm lý, thế nhưng Trương Thị đã cùng ông bước qua thời kỳ bất ổn. Bởi vậy, họ dần dần nảy sinh tình yêu rồi đến với nhau rất tự nhiên.
Trong lịch sử Trung Hoa, Hoàng đế và Hoàng hậu các triều đại không thể ở cùng một nơi. Thời Minh, Hoàng đế ở Càn Thanh cung, Hoàng hậu ở Khôn Trừ cung. Mỗi đêm sau khi Hoàng đế lâm hạnh xong thì sẽ có người đưa Hoàng hậu về cung của mình. Tuy nhiên, Chu Hựu Đường thì khác. Bình thường, ông và Trương Thị Hoàng hậu sinh sống như những cặp vợ chồng bình thường khác.
Có một lần Trương Hoàng hậu bị sưng miệng, Hoằng Trị Đế đã tự tay bưng nước, truyền thuốc cho bà. Thậm chí, ông còn không dám ho vì sợ làm phiền bà nghỉ ngơi. Những hành động của ông với vợ luôn ân cần chu đáo hết mức.
Gia đình của Trương Thị cũng được "nhờ" bởi con gái là bậc mẫu nghi thiên hạ. Hoàng đế đã phong bá cho cha của Hoàng hậu. Sau khi ông chết đi được truy phong là Xương Quốc Công.
Con trai đầu lòng Chu Hậu Chiếu vừa sinh ra đã được tấn phong làm Hầu và sau này trở thành Thái Tử. Hai người em của Hoàng Hậu cũng được phong Hầu.
Thời Minh triều, mẫu thân của Hoàng hậu rất ít khi được vào cung thăm con gái. Thế nhưng đến đời của Trương Thị. mẹ bà được vào hoàng cung chơi vớ con cháu như nhà mình. Thậm chí Hoàng đế còn xây dựng cho mẹ vợ một cung điện trong cung để tiện bề sang thăm nom vợ mình.
Được biết, trước mặt Hoàng đế, Trương Hoàng hậu thoải mái xưng "ta" chứ không phải "thiếp" như tất cả các vị Hoàng hậu khác.
Gia đình Trương Thị cũng nhờ sự dung túng với Vua mà làm những điều sai trái. Tuy vậy, Hoàng đế yêu ai yêu cả đường đi lối về hết sức dung túng. Suy cho cùng đây cũng là "điều hạn chế" hiếm hoi của mối quan hệ này.
Có thể nói, cặp đôi Trương Hoàng Hậu và Minh Hiếu Tông là biểu tượng hiếm hoi cho chuyện tình yêu thật lòng chốn Hoàng cung. Họ đã xây dựng nên một cuộc sống hôn nhân như mơ, ít có Hoàng đế nào thực hiện theo được.
Nguyên nhân dẫn đến cuộc sống một vợ một chồng ít ai ngờ
Tuy nhiên, lý do cho việc chung tình như thế cũng có câu chuyện đằng sau. Câu chuyện này bắt nguồn từ khi Hoàng đế Minh Hiếu Tông còn chưa ra đời. Nó cũng nhuốm màu u ám và rất bi thảm, khiến người đời phải xót xa mãi.
Theo đó, Minh Hiếu Tông chính là con trai thứ ba của Hoàng đế Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm. Mẹ ông là Kỷ Thục phi, một phi tần có xuất thân thấp kém hơn những người khác.
Khi ấy, hậu cung có Vạn Quý phi được nhà vua sủng ái bậc nhất. Bà đã hạ sinh cho vua một Hoàng tử. Tuy nhiên, vị Hoàng tử này chẳng sống được bao lâu và chết yểu.
Mất con, Vạn Quý phi càng trở nên điên cuồng và liên tục lập ra âm mưu để có thể khiến cho không phi tần nào mang thai hay sinh ra Hoàng tử được. Nếu đã mang thai, Quý phi sẽ tìm cách ép phá thai hoặc lấy mạng người đó bằng thủ đoạn vô cùng thâm độc. Thậm chí, những Hoàng tử được sinh ra cũng bị đầu độc đến chết sạch, chẳng còn một ai.
Sau này Kỷ Thục phi mang thai và chuyện đến tai Vạn Quý phi. Bà đã tìm cách hãm hại Kỷ Thục phi. Lúc đó, Thục phi vì quá sợ hãi mà bảo rằng bụng mình lớn lên do khối u chứ không phải mang thai. Vạn Quý phi không tin, tống Kỷ Thục phi vào lãnh cung và chờ đời.
Sau này, Minh Hiếu Tông ra đời. Vạn Quý phi phát hiện hóa ra Thục phi lừa dối. Bà đã phải một thái giám để đi giết đứa trẻ. Vị hoạn quan này chuẩn bị ra tay thì nảy lòng thương cảm, ông biết rằng đây là Hoàng tử, cốt nhục của vua và âm thầm gửi cho một người khác nuôi dạy.
Suốt 5 năm, Minh Hiếu Tông phải sống trong cảnh không người thân và nỗi lo sợ bị ám sát rình rập không lúc nào ngơi nghỉ. Sau này, khi ông đã 5 tuổi thì vị thái giám năm nào đã bí mật đưa ông đến cung điện nói với Hoàng đế Minh Hiến Tông rằng đây chính là cốt nhục mà Kỷ Thục phi đã sinh ra.
Thành Hóa đế đã hết sức vui mừng và nhận lại con trai, phong làm Thái tử, đồng thời bao bọc vô cùng chu đáo để tránh đi những âm mưu hãm hại.
Thế nhưng, chỉ một thời gian sau khi Minh Hiếu Tông trở thành Thái tử, mẹ và vị hoạn quan che giấu cho ông năm xưa đã bị đầu độc và chết đột ngột. Đến lúc này, Vạn Quý Phi mới để lộ sơ hở và bị tống vào lãnh cung vì những tội lỗi của mình. Minh Hiếu Tông cũng được gửi đến cho Hoàng hậu nuôi dưỡng rồi thuận lợi lên ngôi.
Cũng bởi vì tuổi thơ sống trong bầu không khú u ám và đáng sợ như vậy nên Minh Hiếu Tông quyết định không lập nhiều thê thiếp. Ông muốn con cái không phải chịu cảnh sống khổ sở, lo lắng, thậm chí bị giết hại không có lý do như thế.
Cũng bởi vì điều này mà Minh Hiếu Tông và Trương Hoàng hậu một đời ân ái, sống hạnh phúc bên nhau. Giữa họ không có người thứ ba chen chân được vào và trở thành cuộc hôn nhân kiểu mẫu ai ai cũng ao ước.
Nguồn: Storm, Kknews