Virus HPV: thủ phạm gây ung thư cổ tử cung và thực quản

N.Diệp,
Chia sẻ

Mới đây, các nhà khoa học lại công bố thêm khả năng gây ung thư thực quản của virus HPV.

Thực tế, các nhà khoa học cho rằng chúng ta đã đánh giá quá thấp sự nguy hiểm của loại virus này. Bởi ngoài khả năng gây ra mụn cóc sinh dục,  virus HPV còn được biết đến như là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Mụn cóc sinh dục có thể xuất hiện trên âm hộ, âm đạo, hậu môn, cổ tử cung, dương vật, bìu, hoặc đùi. Chúng có thể phát triển một hoặc nhiều mụn, lớn hay nhỏ. 

HPV là một trong những virus phổ biến nhất lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Khoảng 25% bệnh nhân bị mụn cóc sinh dục bị nhiễm  các bệnh lây lan qua đường tình dục khác. Gần 24 triệu người Mỹ bị nhiễm virus HPV. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, virus HPV được phát hiện trong 93% số ca bệnh ung thư cổ tử cung. Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ ung thư bao gồm uống thuốc tránh thai, dinh dưỡng kém, hệ thống miễn dịch suy yếu, mang thai, và hút thuốc.

Mới đây, trong một nghiên cứu vừa được công  bố trên Tạp chí Khoa học PLOS ONE, các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thiết và dẫn chứng cho thấy quan hệ tình dục bằng miệng có thể lây truyền virus HPV, dẫn đến một số bệnh ung thư, trong đó có ung thư thực quản. 

Trong thực tế, các nhà nghiên cứu tin rằng sự gia tăng số lượng bạn tình và quan hệ tình dục bằng miệng là nguyên nhân chính khiến virus HPV lây lan nhanh chóng. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ thì chỉ tính riêng trong năm 2013, đã có khoảng 17.990 trường hợp nhiễm mới ung thư thực quản ở Mỹ và ước tính có khoảng 15.210 trường hợp tử vong. 

Virus HPV: thủ phạm gây ung thư cổ tử cung và thực quản 1
Lây truyền virus HPV có thể dẫn đến một số bệnh ung thư, trong đó có ung thư  thực quản. Ảnh minh họa

Tiêm vắc xin ngửa HPV có thể ngăn ngừa ung thư thực quản?

Nhiều phụ nữ đã được tiêm các thuốc chủng ngừa HPV, giúp bảo vệ chống lại hai loại virus chính gây ra ung thư cổ tử cung. Mặc dù không có bằng chứng cụ thể rằng vắc xin giúp chống lại ung thư thực quản nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng vắc xin có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh. 

Các mối liên quan giữa HPV và ung thư thực quản thể hiện trong nghiên cứu cho thấy rằng tiêm phòng HPV có thể có một vai trò trong việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư liên quan đến HPV khác. Tuy nhiên, điều này cần phải được nghiên cứu thêm.

Phòng tránh nhiễm HPV

Cách duy nhất để ngăn ngừa nhiễm HPV là để tránh tiếp xúc trực tiếp với virus. Nếu mụn cóc có thể nhìn thấy ở vùng sinh dục, nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi mụn cóc được điều trị. Sử dụng các biện pháp bảo vệ (bao cao su) trong khi quan hệ tình dục có thể hạn chế nguy cơ nhiễm HPV nhưng không phải là một biện pháp mang tính đảm bảo cao.

Quan hệ tình dục mà không có các biện pháp an toàn là yếu tố góp phần để lây nhiễm HPV và làm tăng đáng kể cơ hội cho việc phát triển của chứng loạn sản cổ tử cung, là hội chứng tiền ung thư cổ tử cung. Các hành vi tình dục không lành mạnh khác, chẳng hạn như có nhiều đối tác tình dục và quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên… cũng là nguyên nhân lớn làm tăng nguy cơ nhiễm HPV.



Bệnh phụ khoa và bệnh tình dục có những dấu hiệu khá giống nhau nên rất khó phân biệt chính xác nếu chỉ quan sát bên ngoài
Virus HPV: thủ phạm gây ung thư cổ tử cung và thực quản 2
Chia sẻ