Việt Nam từng có một thần đồng lẫy lừng, được mệnh danh "cậu bé vàng của làng Toán học", sau nhiều năm bỗng gây sốt MXH vì điều này

Thanh Hương,
Chia sẻ

Trong kỳ thi IMO, thần đồng này đã làm rạng danh Việt Nam khi giành điểm tuyệt đối 40/40. Không chỉ vậy cậu còn nhận thêm giải đặc biệt dành cho thí sinh có lời giải đẹp nhất.

"Cậu bé vàng của Toán học Việt Nam"

Lê Bá Khánh Trình sinh năm 1963 ở Huế, trong một gia đình có 6 anh chị em. Bố ông là giảng viên trường Đại học Y, mẹ là giáo viên cấp 2. Năm 1979 khi đang là học sinh tại lớp chuyên Toán trường Quốc học Huế, Lê Bá Khánh Trình là một trong 5 học sinh Việt Nam được chọn tham gia Olympic Toán quốc tế (International Mathematical Olympiad - IMO) ở London, Anh.

IMO là một kì thi Toán học cấp quốc tế hàng năm dành cho học sinh trung học phổ thông. Mỗi bài thi IMO bao gồm 6 bài toán, mỗi bài tương đương tối đa là 7 điểm, có nghĩa là thí sinh có thể đạt tối đa 42 điểm cho 6 bài. 6 bài toán này sẽ được giải trong 2 ngày liên tiếp, mỗi ngày thí sinh giải 3 bài trong thời gian 270 phút.

Các bài toán được lựa chọn trong các vấn đề toán học sơ cấp, bao gồm 4 lĩnh vực hình học, số học, đại số và tổ hợp. 

Việt Nam từng có một thần đồng lẫy lừng, được mệnh danh "cậu bé vàng của làng Toán học", sau nhiều năm bỗng gây sốt MXH vì điều này - Ảnh 1.

Lê Bá Khánh Trình thời trẻ (người đứng giữa).

Trong kỳ thi danh giá này, Lê Bá Khánh Trình làm rạng danh Việt Nam khi giành điểm tuyệt đối 40/40. Cùng với huy chương vàng, Khánh Trình nhận thêm giải đặc biệt dành cho thí sinh có lời giải đẹp nhất. Trong các mùa IMO, ông vẫn là thí sinh Việt Nam duy nhất có được thành tích này. Cũng vì vậy mà Lê Bá Khánh Trình được mệnh danh là "cậu bé vàng của Toán học Việt Nam".

Được biết bài thi (đã dịch đề sang tiếng Việt) giúp ông giành giải đặc biệt năm đó như sau: 

Cho hai đường tròn cắt nhau trong một mặt phẳng. Gọi A là một trong các giao điểm của chúng. Có hai điểm, mỗi điểm chuyển động đều trên một đường tròn, xuất phát từ A cùng một lúc theo cùng một chiều. Sau khi đi được một vòng, chúng lại gặp nhau tại điểm A.

Chứng minh rằng có một điểm P trong mặt phẳng sao cho ở bất kỳ thời điểm nào, điểm P luôn cách đều hai điểm chuyển động đã cho.

Việt Nam từng có một thần đồng lẫy lừng, được mệnh danh "cậu bé vàng của làng Toán học", sau nhiều năm bỗng gây sốt MXH vì điều này - Ảnh 3.

Đề thi bằng tiếng Anh.

Nhờ thành tích xuất sắc này mà Lê Bá Khánh Trình sau đó được tuyển thẳng vào khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva. Tại đây, ông làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của Viện sĩ Andrey Alexandrovich Gontrar - Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga. Bốn năm sau, Lê Bá Khánh Trình bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và trở về nước.

Sau đó ông làm giảng viên khoa Toán - Tin, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. HCM. Ngoài ra, ông còn giảng dạy cho học sinh Phổ thông năng khiếu.

Việt Nam từng có một thần đồng lẫy lừng, được mệnh danh "cậu bé vàng của làng Toán học", sau nhiều năm bỗng gây sốt MXH vì điều này - Ảnh 4.

Bất ngờ gây bão nhờ clip dạy học quá đáng yêu

Những năm gần đây, thầy Lê Bá Khánh Trình tham gia tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi IMO. Bên cạnh đó, thầy cũng tham gia huấn luyện cho đội tuyển IMO của Saudi Arabia từ năm 2015.

Năm ngoái, thầy Lê Bá Khánh Trình bất ngờ gây bão mạng xã hội nhờ một clip dạy học cực kỳ đáng yêu. Theo đó, khi học sinh lớp 11 chuyên Toán, trường Phổ thông Năng Khiếu, ĐHQG TP.HCM đang đồng ca bài hát “Bụi phấn”, thầy Lê Bá Khánh Trình đã vui vẻ múa phụ hoạ trên bục giảng. Màn múa gần 1 phút của thầy đã khiến học sinh hứng khởi vô cùng. 

TS Lê Bá Khánh Trình múa phụ họa cho học sinh hát bụi phấn này 20-11.

Sau khi được đăng tải lên mạng xã hội, rất nhiều người đã thích thú chia sẻ lại clip, đồng thời dành những lời khen ngợi có cánh cho thầy. Theo chia sẻ của thầy Trình, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, các em học sinh đã dành tặng lời chúc và bó hoa tươi thắm đến thầy. 

Sau đó, thầy Trình thấy các em hình như muốn thể hiện một tiết mục văn nghệ nên đã động viên để thầy bắt nhịp và cả lớp hào hứng hát theo, còn thầy thì vui vẻ múa phụ hoạ. 

Chia sẻ