Vì sao người Nhật vui vẻ xếp hàng bất kể lễ hội hay thảm họa?

Theo Cafebiz/Trí thức trẻ,
Chia sẻ

Việc kiên nhẫn và thoải mái khi xếp hàng của bất kỳ người Nhật Bản nào xuất phát từ bài học từ thuở mẫu giáo: Kỷ luật tự giác, hợp tác và tôn trọng.

Vì sao người Nhật vui vẻ xếp hàng bất kể lễ hội hay thảm họa?

Được tổ chức 1 năm hai lần, lễ hội mang tên Comiket diễn ra tại Tokyo. Trong suốt 3 ngày diễn ra lễ hội này vào năm ngoái, đã có hơn 550.000 người tham gia - tức là gần gấp 3 lần số lượng người tham dự Conmic Con ở San Diego vào năm ngoái.

Thông thường, số lượng người tham dự khổng lồ như vậy có thể khiến sự kiện trở nên hỗn loạn. Tuy nhiên, như minh hoa ở video dưới đây, việc kiểm soát đám đông của Comiket thực sự rất hoàn hảo. Tất cả mọi người đều kiên nhẫn chờ đợi mà không hề quan tâm đến việc phải xếp hàng và di chuyển bao nhiêu vòng.


Văn hoá xếp hàng của người Nhật ở lễ hội Comiket

Tuy nhiên, điều đáng nói sự điềm tĩnh và kiên nhẫn của số lượng người khổng lồ kể trên không chỉ diễn ra tại Comiket mà đó là nét văn hoá đặc trưng của người Nhật Bản.

Việc kiên nhẫn và thoải mái khi xếp hàng của bất kỳ người Nhật Bản nào xuất phát từ bài học từ thủa mẫu giáo: Kỷ luật tự giác, hợp tác và tôn trọng.

Ví dụ, không có gì ngạc nhiên khi trường mẫu giáo và cấp 1 ở Nhật Bản thường tổ chức các buổi biểu diễn với sự tham gia của khoảng hơn 100 học sinh, chia thành 2 nhóm: Một nhóm chơi nhạc cụ và nhóm khác chỉ ngồi im lặng và lắng nghe.

Trong khi nhóm học sinh trình diễn có thể học hỏi được cách phải bắt kịp với những người khác, phối hợp tạo ra màn trình diễn hoàn hảo nhất thì nhóm “khán giá” luyện tập được tính kiên nhẫn và kiềm chế.

Với hiện trạng trưởng thành nhanh chóng như hiện nay, các thanh thiếu niên Nhật Bản bắt đầu tương tác với xã hội nhiều hơn. Và kể từ khi đa phần người dân Nhật Bản phải sống trong những thành phố bí bách, chật hẹp mọi người nhanh chóng nhận ra rằng để lấy một thứ gì đó, họ sẽ phải đợi.

Vì sao người Nhật vui vẻ xếp hàng bất kể lễ hội hay thảm họa?

Sau những năm tháng được dạy giỗ để hình thành thói quen này, kết quả là nét văn hoá đó đã xuất hiện trong mọi tình huống, thậm chí là trong thảm hoạ.

Khi Nhật Bản phải trải qua trận động đất và sóng thần kinh hoàng năm 2011, không hề xuất hiện nạn cướp bóc và mất trộm. Khi cơ hội để được lấy các loại hàng hoá cơ bản như trái cây và quần áo tại cửa hàng địa phương đến, bất kỳ ai cũng cảm động trước cảnh đám đông những người dân Nhật Bản vẫn xếp hàng nghiêm túc và chỉ có 1 hàng duy nhất.

Điều đáng nói là dù xếp hàng thể hiện nét văn hoá vô cùng văn minh nhưng Nhật Bản là quốc gia hiếm có trên thế giới duy trì và thực hiện một cách nghiêm túc.

Như tác giả Tjaco Walvis đã lý giải từ một vài năm trước trong cuốn LiveMint, đi du lịch tại Nhật Bản rất khác so với ở Ấn Độ. Ở Ấn Độ, mọi người thường im lặng khi có ai đó cắt ngang hàng dài người đang xếp hàng và chen lên trước.

Khi Walvis tận mắt chứng kiến hành vi này ở sân bay, ông đã hỏi người phía trước tại sao lại im lặng và để vị khách kia cắt hàng, anh này nói: “Một vài người cảm thấy thật sự khó chịu khi bạn nói với họ rằng cần phải xếp hàng theo thứ tự”.

Tại Nhật Bản, thực tế hoàn toàn khác. Xếp hàng được coi là việc làm thiêng liêng và nó phản ánh nét giá trị văn hoá tốt đẹp mà mỗi người đã được giảng giải ngay từ khi còn rất nhỏ.


Chia sẻ