Vì đặc điểm thân thể, người vợ bị chồng hắt hủi trong hôn lễ rồi có màn "lột xác" khiến tất cả ngả mũ, về sau xử lý tiểu tam mưu mô bằng một chiêu "cực độc"
Ngay trong đám cưới, chú rể kiên quyết bỏ đi ngay lập tức khi nhìn thấy một đặc điểm không ưng ý trên thân thể người vợ quê mùa.
Cuộc hôn nhân sắp đặt
Mao Thuẫn là một bậc thầy trong làng văn học Trung Quốc. Cuộc hôn nhân của ông do mẹ ruột sắp đặt. Năm 1916, khi Mao Thuẫn còn đang học ở Thượng Hải thì mẹ viết thư gọi về nhà vì mình bệnh nặng.
Bôn ba tới nơi, họ Mao mới biết rằng gia đình gọi về để sắp xếp kết hôn. Đối phương là Khổng Đức Chỉ, kém ông 3 tuổi. Chuyện của cả hai được định đoạt từ khi mới 4 tuổi.
Vốn học đại học, tiếp thu văn minh phương Tây nên ông không đồng ý. Họ Khổng là gái quê, chẳng biết một chữ nào. Tuy nhiên, họ Mao nghĩ đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của mẹ nên đồng ý kết hôn.
Khi họ tổ chức hôn lễ, Mao Thuẫn mới biết vợ mình vẫn còn bó chân. Lúc đó, ông phẫn uất tột độ và không muốn chấp nhận một người vợ cổ hủ như thế. Họ Mao bỏ đi, chẳng thèm quan tâm đến cô dâu mới cưới cũng như ánh nhìn của người xung quanh.
May mắn thay, mẹ ông - Trần Ái Châu là người phụ nữ mạnh mẽ và có tư tưởng cởi mở. Bà cho rằng, việc con dâu không biết chữ hay bó chân chẳng phải lỗi của cô mà do chính cha mẹ. Nếu Mao Thuẫn muốn thì có thể dạy cho vợ học hành.
Đến cuối, bà kiên quyết nói với con trai rằng đây chính là cô con dâu mình mong muốn. Đến nước này, Mao Thuẫn không thể làm gì hơn ngoài chuyện đồng ý quay về.
Mẹ Mao Thuẫn biết chữ, thậm chí có tài văn thơ. Bà bắt đầu dạy con dâu học chữ và cho Khổng Đức Chỉ đi học. Lí lẽ của Mao Thuẫn không sai, ông là một nhân vật đại tài trong làng văn chương mà vợ một chữ bẻ đôi không biết thì thật sự không tương xứng.
Chẳng mấy chốc, Khổng Đức Chỉ đã đạt được thành tích rất tốt. Xấu hổ vì bản thân mình, bà càng nỗ lực hơn trong học tập. Chỉ trong vòng vài năm, nhờ mẹ chồng mà Khổng Đức Chỉ là một người phụ nữ có văn hóa, đam mê đọc sách.
Năm 1920, mẹ chồng cùng nàng dâu đến Thượng Hải để sống cùng Mao Thuẫn. Khổng Đức Chỉ từ một phụ nữ phong kiến thất học thành người hiểu biết, có thể mô tả rằng bà như “tái sinh” trở nên hoàn toàn khác biệt.
Từ lời ăn tiếng nói đến phong thái của họ Khổng chẳng còn như xưa. Trước đó, Mao Thuẫn và Khổng Đức Chỉ cũng hay thư từ qua lại với nhau. Trong lần gặp mặt lần này, tình cảm của hai vợ chồng trở nên gắn bó rất nhiều. Mao Thuẫn thật sự thán phục cô vợ đã thay đổi ngoạn mục. Họ dần dần yêu thương nhau và lần lượt hạ sinh hai cô con gái. Gia đình hạnh phúc viên mãn.
Cách đối phó tiểu tam cực độc đáo
Khổng Đức Chỉ ngày càng tỏa sáng rực rỡ. Bà đọc sách, kết bạn, nói chuyện với các học giả và thậm chí còn tham gia vào phong trào đòi quyền bình đẳng của phụ nữ. Càng ngày, Mao Thuẫn càng bất ngờ vì sự thay đổi vượt bậc của vợ.
Bà giỏi giang như thế nhưng về nhà lại đảm đương hết chuyện trong nhà. Nhắc đến Mao Thuẫn, người ta khen ngợi tài văn chương của ông và đồng thời cũng phải tấm tắc dành lời thán phục đến vị phu nhân hiểu biết.
Năm 1928, Mao Thuẫn sang Nhật Bản để du học. Trên chuyến tàu đó, ông gặp người phụ nữ tên Tần Đức Quân, cũng là một nhà văn.
Lần này lênh đênh trên biển, họ lại nảy sinh quan hệ yêu đương. Sau khi sang Nhật, cặp đôi đã sống với nhau như vợ chồng. Mao Thuẫn cũng chẳng ngần ngại đặt biệt danh cho nhân tình là “Nữ thần định mệnh”.
Chuyện tày đình giữa hai nhà văn nổi tiếng đã lan về Trung Quốc. Khổng Đức Chỉ đau lòng và buồn bã, thậm chí tức giận vô cùng.
Khi đó, mẹ chồng đã lựa lời an ủi con dâu: “Mao Thuẫn là người truyền thống, nó nhất định sẽ nhìn lại hành vi của mình”.
Ngay lập tức, bà cũng nói với con dâu hãy đến các tạp chí để xin nhận tiền nhuận bút bản thảo dưới danh nghĩa vợ chính thức của Mao Thuẫn. Một khi cặp đôi ở Nhật Bản không có kinh tế thì sẽ xảy ra lục đục ngay.
Năm 1929, Tần Đức Quân mang thai nhưng Mao Thuẫn không muốn có đứa trẻ. Hai người quay về Thượng Hải để bỏ đi cái thai. Mao Thuẫn cũng hứa sẽ ly hôn rồi cưới họ Tần vào cửa.
Năm 1930, họ lần nữa quay về Trung Quốc. Mao Thuẫn cố ý đưa Tần Đức Quân giới thiệu với mẹ đẻ. Tuy nhiên, Trần Ái Châu không phải dạng vừa. Bà xua đuổi hai người ra ngoài và tàn nhẫn nói thẳng: “Tôi vẫn còn sống đây này, anh thử ly hôn xem nào”.
Trước đó, bà đã thống nhất với Khổng Đức Chỉ là dù cho thế nào đi chăng nữa cũng sẽ không đồng ý chuyện ly hôn.
Người mẹ này cũng viết một lá thư gửi cho chính con trai. Trong bức thư, bà nói rõ rằng Mao Thuẫn mất cha từ nhỏ, bà một mình vất vả nuôi con bài bản, đủ phép tắc mà bây giờ lại định bỏ rơi vợ con, phá nát hạnh phúc gia đình.
Mao Thuẫn suy nghĩ về những lời mẹ nói nhưng không bỏ nổi Tần Đức Quân. Cả hai vẫn dây dưa với nhau. Họ Tần muốn người tình bỏ vợ nên tung ra thông tin Khổng Đức Chỉ ngoại tình. Người mẹ chồng không nhịn được, đứng ra làm chứng cho con dâu và nói rằng đây hoàn toàn là tin đồn thất thiệt.
Cũng vì sự việc này mà Mao Thuẫn cảm thấy chán ngán cô bạn gái bày trò. Để xoa dịu mâu thuẫn, ông đề xuất thỏa thuận 4 năm với Tần Đức Quân. Trong 4 năm, ông sẽ kiếm đủ tiền bồi thường cho vợ rồi ly hôn. Đây rõ ràng là một cái cớ nhưng vì đang chìm đắm với tình yêu, họ Tần đồng ý.
Còn về phần Khổng Đức Chỉ, cách bà đối mặt với tất cả mọi chuyện gói gọn trong 2 từ: Im lặng!
Bà không hề ra mặt, làm rùm beng hay có động thái đánh ghen. Bà sống thế nào, chơi với con rồi hoạt động xã hội ra sao thì cứ thế mà tiếp tục. Bằng cách này, Khổng Đức Chỉ đã tạo nên được một bến bờ bình yên thật sự, khiến Mao Thuẫn phải bất ngờ.
Sau khi quay về nhà, sự nhẹ nhàng và bao dung của vợ khiến Mao Thuẫn bàng hoàng và dần dần nghĩ: “Dù Khổng Đức Chỉ không tốt bằng Tần Đức Quân nhưng người phụ nữ như vậy tại sao tôi lại phải ly hôn?”.
Bốn năm tiếp theo hai vợ chồng quay lại như ban đầu, gắn bó sâu sắc. Mao Thuẫn viết thư chia tay Tần Đức Quân và chuyển gia đình đi nơi khác.
Sau bao nhiêu bão tố cuộc đời, thời gian còn lại, Mao Thuẫn và Khổng Đức Chỉ hạnh phúc mĩ mãn. Có được tất cả những điều ấy, không thể không khen ngợi người mẹ chồng thông minh và khéo léo có thừa. Đồng thời, sự vươn lên và lột xác của Khổng Đức Chỉ cũng khiến tất cả ngả mũ!
Nguồn: 163.com, QQ