Về nghỉ mấy hôm chỉ muốn yên thân mà họ hàng cứ hỏi “thưởng Tết được bao nhiêu?”, dân công sở đáp sao cho ngầu?

Louis,
Chia sẻ

Những câu hỏi kém duyên là thứ mà năm nào dân công sở cũng phải đối mặt nhưng không phải ai cũng có cách đáp trả khôn khéo.

Có thể nói, Tết đến Xuân về là thời điểm mà dân công sở có nhiều cảm xúc đan xen, lẫn lộn bậc nhất. Những công ty có một năm làm ăn thuận lợi, phát đạt; lương thưởng hậu hĩnh thì nhân viên ấm no, vui vẻ, hạnh phúc. Trái lại, ở những tổ chức có một năm u ám và không có nhiều đột phát, hẳn nhiên nhân viên cũng vì thế mà u buồn, sầu thảm vì những khoản thưởng bèo bọt sau một năm dài đằng đẵng.

Lương thưởng không có mà họ hàng cứ hỏi “thưởng Tết được bao nhiêu?”, dân công sở đáp sao cho ngầu? - Ảnh 1.

“Tết năm nay được thưởng bao nhiêu, cháu?”

Chưa dừng lại ở đó, những ngày đầu năm, khi bà con họ hàng, người thân từ khắp nơi tề tự về để chúc Tết, dân công sở còn phải đối mặt với một nỗi ám ảnh mang tên “năm nay con bác được thưởng đôi ba tháng lương, còn cháu thì thế nào?”. Những câu hỏi kiểu này luôn mang đến cảm giác khó xử cho người được hỏi; bởi nhiều thì mang tiếng khoe khoang, còn ít thì lại tạo cảm giác ngượng ngùng ái ngại cho cả “khổ chủ” lẫn bố mẹ.

T.H – một nhân viên văn phòng ở TP.HCM đã có một năm không thể tệ hơn. Công ty nơi cô làm việc liên tục gặp những câu chuyện không may nửa cuối năm dẫn đến tình trạng khó khăn về mặt tài chính. Vì lẽ đó, việc trả lương tháng cuối năm vốn đã khó chứ chưa cần nói gì đến việc thưởng thêm tháng thứ 13, 14.

Lương thưởng không có mà họ hàng cứ hỏi “thưởng Tết được bao nhiêu?”, dân công sở đáp sao cho ngầu? - Ảnh 2.

Việc thưởng cuối năm cũng đã được thống nhất ngay từ đầu là dựa vào tình hình kinh doanh của công ty nên mặc dù rất xuống tinh thần nhưng chẳng ai có thể có ý kiến hay bất kỳ động thái nào để tạo sức ép lên công ty. Vì lẽ đó, T.H đành lên chuyến xe cuối năm về quê với vài hộp bánh cùng gương mặt không thể sầu thảm hơn.

Vốn là người thấu hiểu, bố mẹ T.H cũng chỉ mong con mạnh khỏe và vui khi cả nhà được đủ đầu dịp cuối năm mà không quá để ý đến lương thưởng cuối năm của con. Tuy nhiên, mọi việc chẳng dừng lại ở đó. Những ngày đầu năm, họ hàng liên tục đến chúc Tết, là đạo con cháo, T.H chẳng thể trốn mãi trong phòng mà phải ra để tiếp chuyện.

Sau những câu chào và hỏi thăm sức khỏe, điệp khúc mà T.H nhận được đó chính là: “Cuối năm như thế nào con gái, thưởng hậu hĩnh không, mấy tháng lương?” – mười lần như chục. Cuộc nói chuyện đang độ rôm rả, vang tiếng cười bỗng nhiên im bặt rồi trầm xuống ngay lập tức. T.H chỉ biết cười trừ rồi ậm ừ cho qua câu chuyện.

Lương thưởng không có mà họ hàng cứ hỏi “thưởng Tết được bao nhiêu?”, dân công sở đáp sao cho ngầu? - Ảnh 3.

Lương thưởng đâu nhất thiết là con số cụ thể

Tình huống của T.H vốn không phải của hiếm, trái lại còn là thứ khá quen thuộc đối với dân văn phòng trong những ngày đầu năm, đặc biệt là những người trẻ vừa mới bắt đầu xây dựng con đường sự nghiệp. Lương thưởng hậu hĩnh thì không nói, bởi nếu có bị hỏi, “khổ chủ” dù không muốn vẫn có thể nhẹ nhàng đáp lại rồi mỉm cười. Còn những trường hợp cuối năm không lương cũng chẳng thưởng, người bị hỏi sẽ vô cùng ái ngại trước những câu hỏi nhạy cảm.

Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại, chúng ta cũng khó có thể trách cứ người lớn trong nhà. Bởi lẽ, sau một năm dài không gặp nhau, ngoài sức khỏe, tình hình chồng con, gia đạo, người ta chẳng còn chủ đề gì hay hơn để có thể nói với nhau. Mà phàm những ngày đầu năm, gặp nhau mà không trao nhau những câu chuyện rôm rả thì không đúng với không khí vui vầy của ngày Tết.

Lương thưởng không có mà họ hàng cứ hỏi “thưởng Tết được bao nhiêu?”, dân công sở đáp sao cho ngầu? - Ảnh 4.

Dó đó, đứng trước những câu hỏi kiểu này, động cơ của người hỏi dù bắt nguồn vì từ sự tò mò hay vì nguyên nhân gì đi chăng nữa, dân công sở vẫn cứ giữ cho mình một tâm thế thật sự bình tĩnh và chọn cách đối đáp phù hợp nhất. Chúng ta có thể chọn cách trả lời qua loa cho xong chuyện, hoặc có thể tếu táo trả lời vui vẻ. Thái độ của chúng ta sẽ đem đến không khí của buổi trò chuyện đầu năm.

Những câu trả lời nhẹ nhàng kiểu: "Thưởng Tết cũng sương sương thôi ạ chứ đâu có nhiều gì. Bố mẹ cháu thì chẳng đói kém, sống đầy đủ nên hai ông bà cũng cảm thông, bảo cháu cứ để tiền đó mà tiêu!" hoặc “Dạ cũng bình thường dì ơi. Úi, mà cái đầm này dì mặc đẹp quá! Trông phải trẻ ra cả chục tuổi ấy ạ” sẽ khiến người hỏi tự hiểu ý mà thoái lui. Bẻ lái là một bí quyết chưa bao giờ lỗi thời. Một lời khen hơn mười câu đáp trả. Những câu hỏi riêng tư cũng vì lắm lúc đối phương chưa biết mở đầu câu chuyện, vậy thì hãy thử đổi chủ đề để câu chuyện được diễn tiến theo một chiều hướng khác.

Lương thưởng không có mà họ hàng cứ hỏi “thưởng Tết được bao nhiêu?”, dân công sở đáp sao cho ngầu? - Ảnh 5.

Những câu hỏi nhạy cảm ngày Tết vốn chẳng thể trở thành vấn đề nếu chúng ta đối mặt với chúng bằng tâm thế xem nhẹ, xã giao. Câu chuyện sẽ nhẹ nhàng hơn khi chúng ta biết cách làm cho "chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành không có gì". Đôi ba ngày Tết, vui vẻ với nhau còn không hết, cần gì phải làm không khí trở nên trầm xuống bởi những tự tin hoặc cái tôi quá lớn của bản thân. Chuyện lương thưởng chẳng bao giờ là thước đo để đánh giá cách sống của chúng ta trong hơn một năm qua, nên đừng vì yếu tố này mà nặng lòng. Tết mà, vui vẻ và đừng quạo!

Lương thưởng không có mà họ hàng cứ hỏi “thưởng Tết được bao nhiêu?”, dân công sở đáp sao cho ngầu? - Ảnh 6.

Chia sẻ