Ung thư, gãy xương sẽ đến nhanh hơn nếu cứ duy trì uống 8 loại trà này, chị em có mê cỡ nào cũng nên bỏ

Minh Võ,
Chia sẻ

Tuy trà xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu uống phải 8 loại trà này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có cả ung thư lẫn gãy xương rất sớm.

Chúng ta đã biết rõ từ lâu rằng, trà xanh chứa rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ví dụ như tính chất chống oxy hóa hay chống viêm nhờ hàm lượng chất catechin cực cao. Vậy nên nhiều người đang dần hình thành thói quen uống trà hàng ngày, thậm chí trở thành "nghiện".

Ung thư, gãy xương sẽ đến nhanh hơn nếu cứ duy trì uống 8 loại trà này, chị em có mê cỡ nào cũng chớ dại mà uống tiếp - Ảnh 1.

Trà chứa nhiều chất chống oxy hóa có ích trong việc "duy trì thanh xuân", thế nhưng không phải loại trà nào cũng tốt.

Tuy nhiên không phải cứ uống trà là tốt, có một số loại chẳng những không bổ ích gì mà còn gây hại đến sức khỏe. Theo tờ Aboluowang, nếu chị em đang uống phải các loại trà sau thì hãy bỏ ngay, bởi lâu ngày sẽ gây ung thư lẫn gãy xương rất nhanh:

1. Trà mạnh

Các loại trà mạnh thường chứa một lượng lớn caffeine, theophylline… gây ảnh hưởng cho dạ dày và ruột. Sau khi uống, các chất ấy sẽ làm mất ngủ, đau đầu, nôn ói lẫn nhiều triệu chứng khó chịu khác. Bên cạnh đó, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng, những người uống thường xuyên 5 tách trà mạnh mỗi ngày có nguy cơ gãy xương hông cao hơn 70% so với những người không uống.

2. Trà ủ lâu

Các loại trà bị ủ quá lâu thật sự không tốt cho sức khỏe. Do thời gian ủ lâu nên lá trà thường bị sẫm màu và kém vị, mất đi các giá trị dinh dưỡng vốn có như Vitamin hay các axit amin… Ngoài ra, quá trình ủ còn tạo ra số lượng lớn các loại vi sinh vật gây hại và rất mất vệ sinh.

3. Trà nóng

Ung thư, gãy xương sẽ đến nhanh hơn nếu cứ duy trì uống 8 loại trà này, chị em có mê cỡ nào cũng chớ dại mà uống tiếp - Ảnh 2.

Uống trà quá nóng làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Nhiều người hay có thói quen uống trà nóng vào sáng sớm, nên họ thường dậy sớm pha trà với nước sôi và uống ngay. Tuy nhiên đó là một thói quen rất xấu, bởi khi uống trà nóng sẽ làm hỏng niêm mạc miệng và thực quản. Lâu ngày sẽ làm loét rồi gây ung thư miệng và ung thư thực quản. Hơn thế nữa, các nhà khoa học đã phát hiện ra nếu nhiệt độ của trà cao hơn 70 độ C thì nguy cơ ung thư thực quản cũng tăng gấp 8 lần so với bình thường.

4. Trà thô

Trà thô là một loại trà được sấy khô trực tiếp mà không phải qua công đoạn chế biến. Loại trà này rất được nhiều người tin dùng bởi nó chứa hầu hết các thành phần tương tự như lá trà tươi. Tuy nhiên, uống quá nhiều loại trà này sẽ gây khó chịu ở niêm mạc miệng, gây đau dạ dày và thậm chí là loét dạ dày mãn tính, bất kể người trẻ hay người già.

5. Trà để qua đêm

Đa phần mọi người hay có thói quen tiếc rẻ nên thường uống lại trà đã để qua đêm. Tuy nhiên, trong trà thường có axit amin, đường lẫn các chất khác sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn lẫn nấm mốc sinh sản.

Ung thư, gãy xương sẽ đến nhanh hơn nếu cứ duy trì uống 8 loại trà này, chị em có mê cỡ nào cũng chớ dại mà uống tiếp - Ảnh 3.

Không chỉ vậy, polyphenol, vitamin và các chất dinh dưỡng khác có trong nước trà cũng sẽ trải qua các phản ứng oxy hóa khi để quá lâu. Từ đó làm giảm hàm lượng chất chống oxy hóa trong trà và nhiều chất dinh dưỡng vốn có.

6. Trà bị cháy

Khi trà được rang khô thì đôi lúc sẽ bị cháy quá mức bình thường, nhưng nhiều người vẫn tiếc của nên hay uống. Thế nhưng, hàm lượng dinh dưỡng trong loại trà này đã bị "chết" hết khi rang quá lửa, chưa kể đến việc nó còn chứa nhiều hóa chất gây ung thư.

7. Trà mốc

Các loại trà để lâu sẽ dễ bị mốc vì quá hạn sử dụng. Khi đó, chúng sẽ sản sinh các loại vi sinh vật như penicillium và aspergillus. Các loại trà mốc khi pha ra thường không còn bất kỳ mùi thơm nào và việc uống chúng sẽ gây chóng mặt, tiêu chảy. Nặng hơn sẽ gây hoại tử các cơ quan nội tạng quan trọng.

Ung thư, gãy xương sẽ đến nhanh hơn nếu cứ duy trì uống 8 loại trà này, chị em có mê cỡ nào cũng chớ dại mà uống tiếp - Ảnh 4.

Bất kể đồ gì bị mốc đều độc hại như nhau, kể cả trà.

Trà mốc thường có thể tự phân biệt bằng mắt thường, ví dụ như các đốm trắng mốc nổi trên bề mặt hoặc có mùi lạ. Vậy nên, trà cần phải được bảo quản ở nơi khô ráo để ngăn ngừa nấm mốc.

8. Trà để chung với thực phẩm khác

Đôi lúc vì không đủ chỗ chứa nên nhiều nhà hay để chung trà cùng một hộp với các loại thực phẩm khác. Thế nhưng cần phải hiểu rõ rằng, trà chứa terpenoids và có cấu trúc xốp rất dễ hấp thụ mùi. Nếu đặt cùng với những thứ hương liệu khác trong một thời gian sẽ khiến trà bị thay đổi mùi vị.

Ngoài ra, một số loại mùi còn chứa các độc tố nguy hiểm như mùi sơn hay long não. Vậy nên khi bảo quản trà, cần phải cách ly chúng với các loại thực phẩm có mùi khác, kể cả giữa các loại trà khác nhau cũng cần phải ở trong các hộp riêng biệt.

Theo Aboluowang

Chia sẻ