Từ 4 chữ "người mở sẽ chết" trên quan tài của cháu gái Hoàng hậu đến thi thể nữ mặc long bào, hé lộ loạt bí ẩn về mộ cổ Trung Hoa

JIA YOU,
Chia sẻ

Dù sự việc đã trải qua hàng nghìn năm, nhưng các nhà khảo cổ vẫn khẳng định còn nhiều điều bí ẩn đằng sau những ngôi mộ cổ ấy.

Khi xã hội hiện đại phát triển, những tòa nhà cao ốc thi nhau mọc lên như nấm ở Trung Quốc, thì những điều tưởng chừng như mất dấu từ thời xa xưa dần được phát hiện khi người ta bắt đầu tiến hành thi công những công trình dưới lòng đất. Sau đây là loạt bí ẩn về mộ cổ Trung Hoa. 

Hài cốt nữ nhân đội vương miện trong lăng mộ cổ nghìn năm

Ngày 8/3/2003, các công nhân mỏ đá đang làm việc tích cực tại chân núi Turki, thành phố Thông Liêu, khu tự trị Nội Mông Cổ (Trung Quốc) nhìn thấy hòn đá màu đỏ và nghi ngờ rằng đó là mộ cổ nghìn năm. Sau đó, nhóm người này quyết định báo cảnh sát Thông Liêu, đồng thời báo cho nhân viên viện bảo tàng cùng nhóm chuyên gia khảo cổ đến và xem xét tình hình.

Từ 4 chữ "người mở sẽ chết" trên quan tài của cháu gái Hoàng hậu đến thi thể nữ mặc long bào, hé lộ loạt bí ẩn về mộ cổ Trung Hoa - Ảnh 1.

Theo đánh giá ban đầu, các chuyên gia cho biết đây có thể là lăng mộ từ thời nhà Liêu (905 - 1125). Vị trí đo lường của lăng mộ có thể xác định chiều dài khoảng 30m, bị chôn sâu hơn 10m so với mặt đất. Lăng mộ này trông giống như căn nhà được làm bằng đá, bên trong có một chiếc quan tài, có chiều cao 1,5m, bề rộng 2,6m và sâu 20cm. Và danh tính về người trong chiếc quan tài khiến ai cũng tò mò. 

Xem đầy đủ câu chuyện tại đây.

Bí ẩn đằng sau 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài của cháu gái Hoàng hậu

Vào năm 1957, có một nhóm công nhân đang làm việc ở công trường xây dựng thì phát hiện ngôi mộ cổ dưới lòng đất. Ngay khi phát hiện, các nhà khảo cổ cũng đã nhanh chóng đến hiện trường để xem tình hình và xác định đây là một ngôi mộ cổ quý hiếm của người hoàng tộc thời Bắc Chu, nhà Tùy (581–619).

Từ 4 chữ "người mở sẽ chết" trên quan tài của cháu gái Hoàng hậu đến thi thể nữ mặc long bào, hé lộ loạt bí ẩn về mộ cổ Trung Hoa - Ảnh 2.

Theo thông tin của các nhà khảo cổ, chủ nhân của ngôi mộ này là cháu ngoại của Hoàng hậu Dương Lệ Hoa - Lý Tịnh Huấn. Khi qua đời, cô bé chỉ mới 9 tuổi. Trong sử sách có ghi, quá bất ngờ về cái chết của cháu gái, Hoàng hậu Dương Lệ Hoa lệnh cho chôn cất Lý Tịnh Huấn bằng một quan tài to hơn của Hoàng đế Tùy Văn Đế Dương Kiên. Điều đáng nói, dòng chữ được khắc trên quan tài lại khiến người đời sau này vô cùng tò mò. 

Xem đầy đủ câu chuyện tại đây.

Bí ẩn về xác chết nữ mặc long bào trong ngôi mộ cổ

Năm 1972, một nhà khảo cổ học đã tìm ra một ngôi mộ cổ ở vùng Nội Mông. Trong quá trình khai quật ngôi mộ cổ này, các chuyên gia đã phát hiện một xác chết của nữ, trên người vẫn đang khoác một chiếc long bào. Nhưng điều đặc biệt hơn là trên đùi của xác chết này vẫn còn nguyên một vài vết máu kỳ lạ. 

Từ 4 chữ "người mở sẽ chết" trên quan tài của cháu gái Hoàng hậu đến thi thể nữ mặc long bào, hé lộ loạt bí ẩn về mộ cổ Trung Hoa - Ảnh 3.

Khu mộ cổ rộng khoảng 45 mét và dài 105 mét với diện tích trên dưới 5000 mét vuông. Phía Nam của ngôi mộ có một cổng lớn, phía Bắc dựng một tấm bia đá hình vuông với kích thước 15x15 mét. Không gian phía Tây là nơi đặt các vật cúng tế. Ngoài ra trong ngôi mộ còn rất nhiều gian phòng, thiết kế cực kỳ phức tạp. Khi mở chiếc quan tài trong mộ cổ, các chuyên gia khá bất ngờ khi bên trong là một xác chết nữ gần như còn nguyên vẹn, lớp da vẫn giữ được tính đàn hồi như người còn sống. Câu chuyện đằng sau hé lộ nhiều điều không ai ngờ.

Xem đầy đủ câu chuyện tại đây.

Ngôi mộ cổ chứa thi thể nam nhân bọc trong quần áo nguyên vẹn

Vào sáng ngày 30/8/2017, nhóm công nhân đang tiến hành xây dựng một công trình ở huyện An Hóa tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, thì phát hiện một ngôi mộ cổ nằm dưới lòng đất. Sau khi quan tài cổ được đào lên, nhiều người có mặt tại hiện trường không khỏi hốt hoảng trước sự nguyên vẹn của thi thể trong quan tài. 

Từ 4 chữ "người mở sẽ chết" trên quan tài của cháu gái Hoàng hậu đến thi thể nữ mặc long bào, hé lộ loạt bí ẩn về mộ cổ Trung Hoa - Ảnh 4.

Theo một số suy đoán ban đầu cho hay, chủ nhân quan tài này là con của một gia đình giàu có. Và đây cũng là thi thể đầu tiên được tìm thấy nguyên vẹn trong ngôi mộ cổ từ triều đại cuối Minh (1368-1644), đầu Thanh (1644-1911).

Xem đầy đủ câu chuyện tại đây.

Thi hài tân nương 5 tuổi trong mộ cổ với nhiều trang sức vàng

Năm 2003, khi một đội xây dựng ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) tiến hành tu bổ nơi cư ngụ của nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn Vương Hi Chi đã phát hiện 1 ngôi mộ cổ ở đây.

Từ 4 chữ "người mở sẽ chết" trên quan tài của cháu gái Hoàng hậu đến thi thể nữ mặc long bào, hé lộ loạt bí ẩn về mộ cổ Trung Hoa - Ảnh 5.

Trong ngôi mộ có 2 chiếc quan tài rất nhỏ, chúng thuộc về 2 đứa bé, 1 đứa chỉ vừa tròn 1 tuổi và đứa còn lại 2 tuổi. Ở một hướng khác trong ngôi mộ, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy hài cốt của một tân nương 5 tuổi. Hài cốt của 3 đứa bé có tuổi đời quá nhỏ đã gây sốc cho các chuyên gia: Tại sao chúng còn bé như thế đã xuất hiện trong ngôi mộ cổ? Tại sao bé gái mới 5 tuổi mà đã trở thành tân nương?

Xem thêm đầy đủ câu chuyện tại đây.

Bí ẩn về thi thể tuyệt thế giai nhân thời Hán còn nguyên vẹn trong ngôi mộ cổ

Vào ngày 7/7/2002, trên công trường xây dựng đường Hoa Viên ở thôn Song Long, khu Hải Châu, thuộc thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, một tài xế máy xúc bất ngờ đào được trúng cỗ quan tài cổ nghìn năm.

Theo như một số nhà khảo cổ cùng đến hiện trường thăm dò, họ có thể suy đoán được đây là ngôi mộ có từ cuối thời nhà Hán (206 TCN - 220). Ngoại trừ một phần nhỏ xung quanh lăng mộ bị thiệt hại, còn lại đều rất hoàn chỉnh. 

Từ 4 chữ "người mở sẽ chết" trên quan tài của cháu gái Hoàng hậu đến thi thể nữ mặc long bào, hé lộ loạt bí ẩn về mộ cổ Trung Hoa - Ảnh 6.

Cấu trúc của lăng mộ cũng như quan tài đều được bảo quản khá tốt dù đã hơn 2000 năm. Sau khi thực hiện các thủ tục khai quật, quan tài được đưa về bảo tàng thành phố Liên Vân Cảng và mời các nhà khảo cổ để khám nghiệm.

Các nhà khảo cổ xác định, thi thể đó là nữ, có chiều cao 1,6m, khoảng 40 tuổi. Xung quanh thi thể, họ phát hiện một con dấu bằng đồng với chiều dài cạnh là 2,5cm, trên con dấu được khắc chữ Lăng Huệ Bình, và các nhà khảo cổ cho rằng, chủ nhân có khả năng tên là Lăng Huệ Bình, một tuyệt thế giai nhân thời Hán. 

Xem thêm đầy đủ câu chuyện tại đây.

(Tổng hợp)

Chia sẻ