Trước khi tập thể dục bạn cần nhớ kỹ 6 lưu ý quan trọng này nếu không muốn bị chấn thương đầu gối
Tập thể dục rất tốt nhưng nên tập như thế nào để bảo vệ sức khỏe khớp gối? Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, bạn cần tuân thủ 6 lưu ý quan trọng dưới đây.
Khớp gối là một trong các khớp lớn nhất của cơ thể con người, đóng vai trò quan trọng giúp nâng đỡ cơ thể trên từng bước chân. Nhưng vì khớp gối khá lỏng lẻo nên trong quá trình tập luyện rất dễ xảy ra tổn thương, như đứt dây chằng chéo, tổn thương sụn, gãy xương... Theo thống kê, mỗi năm tại Mỹ có khoảng 200.000 người phải nhập viện vì đứt dây chằng chéo.
Đối tượng thường gặp chấn thương là những người hay tham gia các hoạt động thể thao di chuyển nhiều với cường độ cao như bóng đá, cầu lông, tennis,... hay kể cả những công nhân lao động nặng nhọc.
Tập thể dục rất tốt nhưng nên tập như thế nào để bảo vệ sức khỏe khớp gối? Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, bạn cần tuân thủ 6 lưu ý quan trọng dưới đây.
1. Khởi động trước khi tập thể dục
Vấn đề này thật sự đã được khuyến cáo rằng là bắt buộc phải làm khi tập thể dục, nhưng vẫn rất nhiều người chủ quan bỏ qua nó. Khởi động trước khi tập thể dục sẽ làm nóng cơ thể hoàn toàn, giúp kéo giãn các khớp xung quanh cơ thể và làm cho máu lưu thông tốt hơn. Từ đó kích hoạt các chức năng phòng vệ của cơ thể và bảo vệ bạn khỏi những chấn thương khớp nghiêm trọng. Tốt nhất hãy khởi động tầm 5 – 10 phút trước khi chính thức tập thể dục.
2. Tập đúng tư thế
Tư thế tập thể dục thật sự quan trọng hơn bạn tưởng nhiều đấy, bởi nó không chỉ giúp cho các động tác trong bài tập được thực hiện tốt hơn, mà còn làm giảm những cơn đau không đáng có cho cơ thể bạn. Vậy nên không nhất thiết là phải tập cuống cuồng thật nhanh mà hãy làm thật chậm, thật chính xác từng tư thế, đầu gối sẽ thầm cám ơn bạn rất nhiều.
3. Nên chọn bài tập theo từng tình huống
Mỗi người đều có cơ địa khác nhau, vậy nên các bài tập thể dục không thể nào áp dụng cho toàn bộ mọi người được. Lấy ví dụ ở góc độ người béo phì, họ hoàn toàn không thể làm các bài tập như chạy, nhảy hay leo trèo cao. Mặc dù những bài tập này cực kỳ hữu ích cho việc giảm cân nhưng chúng sẽ làm tăng áp lực lên đầu gối, lâu ngày sẽ gây chấn thương nghiêm trọng.
Đối với người cao tuổi thì xương của họ đã yếu đi nên các bài tập mạnh cũng không thể phù hợp được. Bởi vậy bạn thường thấy người già hay chọn các bài tập dưỡng sinh nhẹ nhàng, hay những bài múa kiếm uyển chuyển đẹp mắt. Theo các chuyên gia, tùy theo cơ địa của bạn mà chọn bài tập cho phù hợp, từ đó giảm thiểu chấn thương đầu gối.
4. Không tập thể dục quá sức
Đầu gối là nơi chịu toàn bộ áp lực của trọng lượng cơ thể trong khi tập thể dục. Nó sẽ còn tăng mạnh hơn nữa trong khi chạy nhảy và các bài tập cần nhiều động tác khó. Chắc chắn nếu cứ như vậy trong thời gian dài thì việc chấn thương đầu gối là chuyện không thể tránh khỏi! Tốt nhất hãy chọn số lượng bài tập phù hợp với cân nặng và thể lực của bạn, đừng ép cơ thể phải quá sức.
5. Đeo thêm các dụng cụ băng đầu gối
Nếu bạn thuộc nhóm người trung niên hoặc người cao tuổi bị loãng xương, đừng tiếc tiền mà hãy mua ngay các loại băng đầu gối chuyên dụng. Thông thường khi chúng ta vận động, vùng khớp gối luôn phải chịu áp lực nhiều nhất để chống đỡ cho toàn cơ thể. Bởi vậy việc sử dụng băng gối giúp giảm thiểu tối đa các chấn thương có thể xảy ra, đồng thời cũng giảm tải áp lực trọng lượng của cơ thể chèn ép vào đầu gối.
6. Để ý đến thân nhiệt của đầu gối
Khi tiết trời vào thu đông thì một vài bộ phận trên cơ thể sẽ bị mất thân nhiệt, trong đó có đầu gối. Bởi không khí lạnh sẽ thâm nhập vào cơ thể thông qua các lỗ chân lông trên da, làm mạch máu tại các vùng da đó bị co lại. Từ đó khiến máu đến các khớp bị hạn chế, trong đó có khớp gối.
Theo thời gian, sụn khớp và các màng hoạt dịch không có máu nuôi dưỡng nên bị kích thích, gây nên đau nhức và nguy hiểm hơn cả là chấn thương đầu gối. Nhất là khi tập thể dục, lỗ chân lông sẽ nở to ra làm khí lạnh dễ tràn vào. Thế nên hãy chú ý giữ ấm phần đầu gối để tránh thấp khớp và chấn thương nhé.
Theo QQ