Trời lạnh, chị em đổ xô đi lùng hàng hiệu "sida"
Hà Nội vào đông, những khu chợ, khu phố chuyên bán đồ hàng thùng như Đông Tác, Kim Liên, Đào Duy Anh, Hoàng Tích Trí, Lê Duẩn… lại được dịp tấp nập bởi nhiều chị em tranh thủ đi “rình” hàng hiệu.
Ra chợ “sida” săn hàng hiệu
“Săn lùng” hàng hiệu ở chợ đồ cũ đã là sở thích, thậm chí là đam mê của nhiều chị em. Chị Thanh Huyền (phố Đê Tô Hoàng, Hai Bà Trưng) - một tín đồ của hàng "sida" cho biết, chị thường tranh thủ thời gian rảnh, nhất là hai ngày cuối tuần để đi lùng hàng hiệu cũ ở những khu chợ như chợ Đông Tác, chợ Kim Liên, chợ Thành Công và một số khu phố như Hoàng Hoa Thám, Thợ Nhuộm, Xã Đàn, Lê Duẩn… hoặc vỉa hè phố Giải Phóng.
Chị chia sẻ: "Đây đều là những “địa chỉ vàng” của đồ hiệu giá mềm. Ở đây, người ta có thể tìm thấy giày dép, quần áo cho đến phụ kiện như thắt lưng, kính mắt… của nhiều nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như D&G, Converse all star, Nike, Just cavalli, Adidas… Tôi rất thích mua hàng ở những khu này vì giá rẻ hơn thị trường rất nhiều. Tôi vẫn được mua hàng hiệu, mà lại không tốn quá nhiều tiền."
Vào vụ đông, chị em đổ xô đi lùng hàng thùng
Những cửa hàng chuyên kinh doanh đồ hiệu “sida” ít được chị em ưa chuộng so với những khu chợ, vì hàng hóa ở đây, dù được phân loại gọn gàng, giặt tẩy sạch sẽ nhưng giá “chát” hơn. Trong khi đó, ở các khu chợ “sida”, nếu chịu khó tìm, nhiều khi khách sẽ "vớ" được những món đồ siêu độc với giá giật mình.
Chị Thu Hà (Cự Lộc, Thanh Xuân) vui vẻ khoe: "Có lần, tôi đã vớ được một chiếc áo khoác lông gần như mới cứng ở chợ Đông Tác mà chỉ có 150.000 đồng thôi! Thấy đẹp và mới thì mua, ai ngờ mặc lên cơ quan, đồng nghiệp ồ lên khen tôi ăn chơi, hóa ra đó là sản phẩm của một thương hiệu có tiếng của Pháp. Có cô bạn mê quá, gạ tôi để lại với giá 500.000 đồng, nhưng tôi không bán. Từ đó, tôi "mết" hàng thùng luôn! Bạn tôi nhiều người cũng thích săn hàng hiệu cũ, nhưng thường mua ở các cửa hàng lớn trên phố, giá cao hơn nhiều."
Ở các sạp hàng thùng, nhiều đồ hiệu được bán với giá bình dân
Một tiểu thương ở chợ Đông Tác bật mí, sở dĩ khách có thể tìm thấy hàng hiệu ở chợ đồ cũ vì một lượng lớn hàng thùng là đồ viện trợ của châu Âu hoặc các nước phát triển tặng cho các nước nghèo, người ta tuồn ra ngoài bán kiếm lời. Khi về Việt Nam, các đầu mối lớn sẽ phân loại, “hớt” trước hàng nước một rồi đóng lại thành từng kiện nhỏ cung cấp vào thị trường.
Chị Minh Hồng, chủ sạp quần áo hàng thùng ở phố Hoàng Tích Trí cho biết, chị thường nhập khẩu trực tiếp hàng từ Cambodia và Hongkong. Hàng trong mỗi kiện có xuất xứ “hầm bà lằng”, từ Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ở châu Âu.
Đưa cả "người mẫu" đi cùng để chọn cho chuẩn
Chị nói, người mua thường chuộng hàng có xuất xứ từ các nước châu Á hơn vì kích cỡ, kiểu dáng và chất vải phù hợp; còn những hàng có xuất xứ từ các nước phương Tây khó mặc hơn, do lệch khổ người. Nếu đợt nào vớ phải kiện đồ Tây, chị thường phải lọc riêng để bán cho những người ngoại cỡ.
Chiếc áo dạ này được khách mua với giá 400.000 đồng, khá rẻ so với hàng mới
Để dễ bán, các tiểu thương kinh doanh hàng “sida” ở chợ ít khi phân loại mà đổ đống rồi bán đồng giá. Khách cứ nhìn giá treo ở đống mà chọn, người bán cũng chẳng mất công lọc và “tút” hàng. Trong đống hổ lốn các loại quần áo, váy, khăn… nếu chịu khó tìm kiếm, khách sẽ mua được hàng xịn với giá hời.
Nhiều chị em sành điệu cũng "mết" hàng thùng
Chị Minh Nga, một tín đồ của hàng hiệu cũ cho hay, nhờ chịu khó “lượn lờ” qua những khu chợ “sida” mà chị mua được rất nhiều quần áo độc, có những cái gần như mới nguyên, trong khi chỉ phải chi vài chục nghìn, căng lắm là trăm nghìn cho một món đồ, kinh tế hơn nhiều so với mua hàng mới. Nhưng đương nhiên, thời gian bỏ ra để lục lọi, “soi” đồ cũng không phải nhỏ.
Hàng hiệu cũ: thật – giả khó lường
Các "chuyên gia săn hàng sida" cảnh báo, những khách hàng mê hàng hiệu có thể bị “ngợp” trước những món đồ Adidas, Boss, Gucci, Tommy, Levis, Versace… mà mình vớ được ở những cửa hàng, khu chợ đồ cũ. Không ít người đã khấp khởi tưởng mình vớ được hàng xịn với giá hời, nhưng hóa ra lại mua nhầm hàng dởm.
Đắn đo...
... ngắm nghía...
... và "soi" thật kỹ trước khi quyết định mua
Sự chật chội không làm những "tín đồ" hàng hiệu cũ phiền lòng
Những kiện hàng như thế này được bỏ mối với giá từ 5 - 10 triệu/kiện
Một chủ sạp quần áo tranh thủ "tút" hàng khi không có khách
Dù có nhiều "tai tiếng", quần áo hàng thùng vẫn được ưa chuộng vì mẫu mã độc đáo và giá cả phải chăng
Chị nói thêm: "Nếu các chủ hàng có “mông má”, họ thường tập trung bên ngoài, nên bạn cần để ý phần trong, phần lót của quần áo, giày dép, túi xách trước xem có còn mới không đã rồi mới ngắm đến mẫu mã, kiểu dáng. Nói chung, để chọn được một món đồ hàng hiệu với giá bình dân, bạn không chỉ cần kinh nghiệm, kiến thức mà còn cần kiên nhẫn và giữ… tỉnh táo trước sự mê hoặc của “ma trận” đồ “sida”."
“Săn lùng” hàng hiệu ở chợ đồ cũ đã là sở thích, thậm chí là đam mê của nhiều chị em. Chị Thanh Huyền (phố Đê Tô Hoàng, Hai Bà Trưng) - một tín đồ của hàng "sida" cho biết, chị thường tranh thủ thời gian rảnh, nhất là hai ngày cuối tuần để đi lùng hàng hiệu cũ ở những khu chợ như chợ Đông Tác, chợ Kim Liên, chợ Thành Công và một số khu phố như Hoàng Hoa Thám, Thợ Nhuộm, Xã Đàn, Lê Duẩn… hoặc vỉa hè phố Giải Phóng.
Chị chia sẻ: "Đây đều là những “địa chỉ vàng” của đồ hiệu giá mềm. Ở đây, người ta có thể tìm thấy giày dép, quần áo cho đến phụ kiện như thắt lưng, kính mắt… của nhiều nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như D&G, Converse all star, Nike, Just cavalli, Adidas… Tôi rất thích mua hàng ở những khu này vì giá rẻ hơn thị trường rất nhiều. Tôi vẫn được mua hàng hiệu, mà lại không tốn quá nhiều tiền."
Vào vụ đông, chị em đổ xô đi lùng hàng thùng
Chị Thu Hà (Cự Lộc, Thanh Xuân) vui vẻ khoe: "Có lần, tôi đã vớ được một chiếc áo khoác lông gần như mới cứng ở chợ Đông Tác mà chỉ có 150.000 đồng thôi! Thấy đẹp và mới thì mua, ai ngờ mặc lên cơ quan, đồng nghiệp ồ lên khen tôi ăn chơi, hóa ra đó là sản phẩm của một thương hiệu có tiếng của Pháp. Có cô bạn mê quá, gạ tôi để lại với giá 500.000 đồng, nhưng tôi không bán. Từ đó, tôi "mết" hàng thùng luôn! Bạn tôi nhiều người cũng thích săn hàng hiệu cũ, nhưng thường mua ở các cửa hàng lớn trên phố, giá cao hơn nhiều."
Ở các sạp hàng thùng, nhiều đồ hiệu được bán với giá bình dân
Khu chợ Đông Tác, Kim Liên được xem là "địa chỉ vàng" để săn hàng hiệu cũ
Đưa cả "người mẫu" đi cùng để chọn cho chuẩn
Chiếc áo dạ này được khách mua với giá 400.000 đồng, khá rẻ so với hàng mới
Nhiều chị em sành điệu cũng "mết" hàng thùng
Phương Anh (sn1985) là dân văn phòng, rất thời trang và biết cách ăn mặc. Cô cũng nổi tiếng ở công ty cổ phần VP là người có cách mix đồ style nhất. Thế mà khi trời bắt đầu lạnh, Phương Anh lại tốn khá nhiều thời gian ở khu chợ bán đồ sida nổi tiếng Đông Tác. Lý do là vì "Ở đây vào vụ đông bán rất nhiều áo phao xịn mà dáng lại đẹp. Tôi kết nhất là áo phao mũ lông, loại đấy hàng trung quốc mặc 1 năm là hỏng. Nhưng riêng mua ở chợ đồ cũ, yên tâm mặc vài năm mà đồ lại rất mới. Nhiều cái còn nguyên tag. Toàn xuất xứ từ Châu Âu". Cô gái chia sẻ thêm "Tuy nhiên cũng phải biết chọn, mất thời gian tìm thì mới thấy được cái ưng ý".
Hàng hiệu cũ: thật – giả khó lường
Các "chuyên gia săn hàng sida" cảnh báo, những khách hàng mê hàng hiệu có thể bị “ngợp” trước những món đồ Adidas, Boss, Gucci, Tommy, Levis, Versace… mà mình vớ được ở những cửa hàng, khu chợ đồ cũ. Không ít người đã khấp khởi tưởng mình vớ được hàng xịn với giá hời, nhưng hóa ra lại mua nhầm hàng dởm.
... ngắm nghía...
... và "soi" thật kỹ trước khi quyết định mua
Chị Minh Hải (phố Hai Bà Trưng) đã từng ấm ức khi mua một chiếc áo khoác da cũ tặng ông xã. Lúc đầu, áo đẹp lung linh, sau một thời gian, nó xuống mã rất nhanh, chị mới bổ ngửa khi biết mình mua phải hàng đã qua “mông má”. Đã mất gần triệu bạc, chị còn bực mình vì bị lừa. Giờ chị vẫn “mết” hàng sida nhưng không quan tâm đến nhãn hiệu nhiều nữa, miễn là đẹp, lạ, độc, không đụng hàng và rẻ là được.
Sự chật chội không làm những "tín đồ" hàng hiệu cũ phiền lòng
Nếu chỉ nhìn vào kiểu dáng, màu sắc, khách hàng dễ lầm tưởng tất cả là hàng hiệu chính hãng. Không ít người đã mừng hụt khi bỏ ra cả trăm, thậm chí vài trăm nghìn mua một món đồ hàng hiệu cũ, về nhà mới té ngửa khi thấy mác “made in China” hoặc phát hiện đồ mình mua không được mới lắm.
Nhiều người kinh doanh quần áo cũng đến săn hàng hiệu cũ
Một tiểu thương sành sỏi trong nghề kinh doanh đồ cũ ở phố Đào Duy Anh cũng bật mí, không ít những món đồ “hàng hiệu” ấy thực chất là hàng nhái, hàng giả hoặc hàng hiệu được sản xuất ở nước thứ ba trà trộn vào. Chất lượng đương nhiên là kém hơn so với hàng thật.
Những kiện hàng như thế này được bỏ mối với giá từ 5 - 10 triệu/kiện
Cũng có hiện tượng một số cửa hàng chuyên kinh doanh hàng hiệu đi gom hàng nước một ở các chợ rồi về tút tát, “mông” lại để bán với giá cao gấp nhiều lần giá trị thực. Anh Quốc Tuấn, tiểu thương ở chợ Đông Tác chia sẻ, nhiều cửa hàng thời trang lớn ở Hà Nội là “mối ruột” của anh, luôn đến khi anh mở kiện.
Một chủ sạp quần áo tranh thủ "tút" hàng khi không có khách
Chị Mai Phương (Phùng Khoang, Hà Đông) chia sẻ kinh nghiệm săn hàng hiệu cũ: "Để đảm bảo mua được hàng xịn mà không bị “chặt chém”, chị em cần để ý kỹ tem mác để biết xuất xứ hàng hóa. Những hàng có nhiều tem đi kèm (thường ở cổ, hai bên hông, gấu quần, gấu áo), có khuy thay thế và có dây treo để giữ phom quần áo, có thể thương hiệu không nổi tiếng nhưng thường là hàng chuẩn."
Dù có nhiều "tai tiếng", quần áo hàng thùng vẫn được ưa chuộng vì mẫu mã độc đáo và giá cả phải chăng