Đó là thông tin được TS. BS Lê Quang Thanh - Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho biết trong ngày 29-11 tại buổi làm việc giữa đại diện HĐND TP.HCM với các bệnh viện Nhi Đồng 1 và bệnh viện Từ Dũ về công tác phòng chống Zika.

Bà Thi Thị Tuyết Nhung - Trưởng ban VH-XH, HĐND TP.HCM chủ trì buổi làm việc với BV Từ Dũ.
Zika có thể lây từ chồng sang vợ?
Tại BV Nhi Đồng 1, tính đến hết ngày
20-11, bệnh viện đã khám, tầm soát sốt xuất huyết cho trên 7.500 ca, có 3.142 bệnh
nhi nhập viện điều trị; bệnh tay- chân- miệng, khám, tầm soát bệnh cho trên
42.000 bệnh nhi, có khoảng 30.000 bệnh nhi nhập viện điều trị.
BS Nguyễn Thanh Hùng - Giám đốc BV cho
biết, BV đã triển khai phòng khám lọc bệnh do vi rút Zika (C1) tại Khoa khám bệnh
nhi có yêu cầu và khu cách ly Khoa Nhiễm khi có bệnh nhân nhiễm virus Zika cần
điều trị nội trú. Riêng trẻ sơ sinh có tật đầu nhỏ, nghi ngờ biến chứng do mẹ
nhiễm virus Zika khi mang thai sẽ được nằm theo dõi tại Khoa Sơ sinh. Khi có dịch
xảy ra, các đội cơ động điều trị nhiễm virus Zika sẽ được thành lập để công tác
huấn luyện và hỗ trợ về phòng chống bệnh”.
“Từ khi dịch bùng phát tại TP.HCM, qua khám
và sàng lọc tại bệnh viện chưa phát hiện ca nhiễm virus Zika nào. Tuy nhiên,
không vì thế mà bệnh viện lơ là, mất cảnh giác. Lãnh đạo, y bác sỹ của bệnh viện
quan tâm, giám sát và phòng chống dịch ngay trong bệnh viện, diệt lăng quăng,
muỗi ngay trong bệnh viện” BS Hùng cho biết.

Quy trình sàng lọc Zika tại BV Nhi Đồng 1.
Dù vậy BS. Hùng cho biết, người dân còn
“thờ ơ” với dịch bệnh Zika; công tác tuyên truyền tuy làm tốt nhưng chưa quyết
liệt. Bên cạnh đó, đường lây truyền Zika từ người sang người đã được chứng
minh như lây qua vết muỗi đốt có nhiễm virus Zika, từ mẹ sang con trong quá
trình mang thai, truyền máu hay phơi nhiễm trong phòng thí nghiệm hoặc cơ sở điều
trị bệnh.
Còn tại BV Nhiệt đới đã thực hiện khám
sàng lọc, điều trị ngoại trú cho 55 trường hợp nghi ngờ. Trong đó, có 12 bệnh
nhân có chỉ định nhập viện theo qui định, cho vào cách ly tại khoa Nhiễm. Từ
ngày 22-10, Khoa Xét nghiệm đã thực hiện được 22 mẫu xét nghiệm, trong đó 13
thai phụ,1 nữ, 2 nam, 6 trẻ em được gửi RT- PCR virus Zika. GĐ Bệnh viện Nhiệt
đới TP.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu chia sẻ, tại Mỹ đã từng phát hiện trường hợp tinh trùng của một người
đàn ông có virus Zika và sau đó vợ người này phát hiện mắc bệnh. Tuy nhiên việc Zika có truyền qua đường tình dục từ chồng sang vợ hay không thì chưa có bằng
chứng.

Giám đốc BV Nhiệt đới trao đổi xung quanh việc có hay không khả năng Zika lây qua đường tình dục.
BS. Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm-
Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 lưu ý, trứng muỗi có thể tồn tại trong điều kiện
khô, hanh từ 3-4 tháng. Chỉ cần có mưa nhỏ hoặc ẩm ướt trứng sẽ nở thành muỗi. “Đặc biệt, nam giới cũng không miễn nhiễm với
vi rút Zika”- BS Khanh khẳng định.
9
bà bầu nhiễm đang theo dõi Zika: 1 sảy thai tự nhiên, 1 tự nguyện bỏ thai
TS. BS Lê Quang Thanh - Giám đốc Bệnh viện
Từ Dũ lưu ý, bệnh viện có 2 phương pháp pháp để diệt muỗi là phát quang, làm sạch
các bồn trồng hoa, khu vực ẩm thấp và phun hóa chất diệt muỗi ngay trong khuôn
viên và các khoa khám điều trị bệnh của bệnh viện. Về chuyên môn, bệnh viện ban
hành qui trình quản lý, điều trị cho bệnh nhân vì thai phụ khi đến thăm khám tại
bệnh viện đều có nhu cầu tầm soát về virus Zika rất nhiều.

Công tác tuyên truyền, phòng chống Zika tại BV Từ Dũ rất tốt.
Qua đó, bệnh viện phát hiện có 9 thai phụ
nhiễm virus Zika trong số hơn 26.000 người khám thai, một tỉ lệ rất thấp.
Trong 9 thai phụ có, 01 trường hợp xảy
thai tự nhiên và 1 trường hợp tự nguyện bỏ thai nhi do mang thai ngoài ý muốn,
01 trường hợp vừa sinh con tối qua (đêm 28-11) không phát hiện thai nhi có biểu
hiện đầu nhỏ. 6 trường hợp thai phụ còn lại vẫn đang theo dõi, điều trị.
TS.BS Thanh bức xúc trước một số luồn
thông tin “dựng chuyện” rằng ngành y tế phải chấm dứt thai kỳ cho nhiều thai phụ
vì nghi ngờ nhiễm virus Zika. “Đây là
thông tin hoàn toàn sai lệch, làm hoang mang, ảnh hưởng nghiêm trọng tới bà mẹ
và trẻ em. Làm cho một số thai phụ cương quyết đòi bỏ thai nhi” – ông nói.

GĐ BV Từ Dũ bức xúc trước những luồng thông tin không chính xác về dịch bệnh.
BS. Khanh khuyến cáo người dân không nên
quá hoang mang về căn bệnh Zika bởi đây là căn bệnh đã ghi nhận từ lâu và biểu
hiện bệnh rất nhẹ với người bình thường. Chỉ riêng với phụ nữ mang thai là có
nguy cơ lây cho thai nhi, nhưng không phải tất cả các trường hợp nhiễm virus Zika
đều gây hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Để phòng bệnh, mọi người cần diệt muỗi,
diệt lăng quăng, mặc áo dài, quần dài, mặc vải màu sáng, ngủ màn, diệt, đuổi muỗi
bằng các phương pháp dân gian.

Một sản phụ đang chờ tư vấn từ BS. trước thông tin Zika có thể lây lan từ mẹ sang con.
Bà Thi Thị Tuyết Nhung - Trưởng ban
VH-XH, HĐND TP.HCM cho rằng một bộ phần chính quyền cơ sở, người dân nhất là
nam giới còn chủ quan vì cho rằng mình không nhiễm được virus Zika; nhiều khu
chung cư cao cấp tại một số quận huyện khi đoàn đi giám sát rất sạch sẽ, nhưng
lại có bệnh nhân Zika khi mở rộng ra ngoài những tòa nhà này thì do có những
công trình xây dựng nhà ở không được vệ sinh, nhiều vũng nước đọng…chính là nơi
phát sinh ra muỗi. Vì vậy, công tác tuyên truyền tới xã hội và người dân phải
được làm tốt hơn nữa.
Biểu hiện bệnh nhi khi nhiễm virus Zika
đa số nhẹ hơn so với người lớn. Hiện trên thế giới chưa có ghi nhận trường hợp
trẻ tử vong hay ảnh hưởng thần kinh sau khi nhiễm virus Zika. Khi phát hiện hoặc
nghi ngờ bệnh nhi nhiễm Zika, trẻ cần được theo dõi sự phát triển về tinh
thần, vận động, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co giật, động
kinh (nếu có).