Tôi phải làm sao với người vợ "phá gia chi tử"
Người ta bảo: “Giàu vì bạn, sang vì vợ”; “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”. Giờ tôi mới thấy mấy câu ấy mới chính xác làm sao!
Vợ tôi tên là Hân. Hân rất xinh đẹp nên khi tỏ tình và được nhận lời, tôi sung sướng hạnh phúc lắm. Cũng vì lóa mắt trước sắc đẹp của người yêu nên ngày yêu nhau, tôi không hề để ý đến những tiểu tiết nhỉ nhặt như: mẹ cô bán rượu, cha cô nghiện rượu và anh trai cô đã từng đi tù. Mà ngược lại, lúc đó tôi nghĩ quan trọng là tư cách của người mình yêu ra sao, tôi sống với cô ấy chứ đâu có sống với cha mẹ hay anh trai cô ấy mà sợ. Và tôi không nghĩ rằng, đó lại là sai lầm lớn nhất mà tôi phạm phải.
Chỉ vài ngày sau khi cưới Hân, tôi phát hiện ra rất nhiều thứ ở cô mà trước đó tôi chưa từng biết. Trước kia, mỗi khi gặp nhau, tôi chỉ thấy ở Hân là một cô gái nhan sắc, quyến rũ và vui tính. Nay tôi biết cô sống bừa bãi bẩn thỉu vô cùng. Căn nhà mà cha mẹ tôi cho hai vợ chồng khá rộng rãi nhưng khách đến không có chỗ ngồi. Quần áo vương vãi quanh tủ, sách vở quăng quật trên sàn nhà, bát đĩa ăn xong ngập chậu rửa bát, các loại vết bẩn be bét trên tường và sàn nhà lúc nào cũng nhầy nhụa.
Không biết bao nhiêu lần tôi lựa lời khuyên vợ bớt chút thời gian đi chơi với bạn bè, ra hiệu làm móng… để chăm lo cho tổ ấm chung nhưng cô ấy chỉ cười và bỏ ngoài tai. Không biết làm thế nào nữa, tôi đành tự ra tay dọn dẹp. Ngày xưa ở nhà với mẹ đến cái quần tôi cũng chẳng phải giặt, giờ đi làm về đã mệt lại còn phải lăn lưng ra rửa bát, quét nhà, nấu cơm… trong khi cô ấy bận ngồi ở quán nước buôn chuyện với bạn bè. Điều này khiến tôi phát cáu. Khi không nhịn được, tôi to tiếng với Hân thì cô ấy vặc lại với những lời lẽ ngụy biện như kiểu: Thế cứ phải là phụ nữ thì phải cắm cúi trong bếp hay sao? Thời bây giờ nam nữ bình đẳng, cái gì cũng phải chia đôi hết, kể cả việc nhà?!
Không biết bao nhiêu lần tôi lựa lời khuyên vợ bớt chút thời gian đi chơi với bạn bè, ra hiệu làm móng… để chăm lo cho tổ ấm chung nhưng cô ấy chỉ cười và bỏ ngoài tai. Không biết làm thế nào nữa, tôi đành tự ra tay dọn dẹp. Ngày xưa ở nhà với mẹ đến cái quần tôi cũng chẳng phải giặt, giờ đi làm về đã mệt lại còn phải lăn lưng ra rửa bát, quét nhà, nấu cơm… trong khi cô ấy bận ngồi ở quán nước buôn chuyện với bạn bè. Điều này khiến tôi phát cáu. Khi không nhịn được, tôi to tiếng với Hân thì cô ấy vặc lại với những lời lẽ ngụy biện như kiểu: Thế cứ phải là phụ nữ thì phải cắm cúi trong bếp hay sao? Thời bây giờ nam nữ bình đẳng, cái gì cũng phải chia đôi hết, kể cả việc nhà?!
Những lúc như vậy, chẳng lẽ tôi lại bảo thẳng với cô ấy: thế cái phần chia đôi của cô ở đâu? Những bực bội bị dồn nén, tôi bắt đầu chán vợ. Nhưng đúng lúc tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện ly dị thì cô ấy thông báo có thai.
Thôi thì vợ chồng không sống vì nhau thì sống vì con. Tôi chấp nhận số phận, ngày ngày cơm nước phục vụ Hân mang bầu, chăm con mà không kêu than gì nữa. Thấm thoắt cũng sáu năm, con trai tôi đã lớn và chuẩn bị vào lớp Một. Nhiều lúc tôi nghĩ hay là tôi nhường nhịn nhiều nên cuộc sống thành êm ả quá hay sao mà vợ tôi bắt đầu chán với những buổi đi chơi, làm đẹp và chuyển sang giải trí bằng cách tụ tập đánh bạc.
Ban đầu chỉ là vài người bạn, mỗi người vài nghìn lẻ cho vui, sau đó Hân bắt đầu tham gia những sới bạc lớn hơn. Đó là việc sau này tôi mới biết, vì hàng ngày tôi đều nhận thêm việc làm buổi tối nên thường về rất muộn. Vợ đã không chịu làm ăn gì, tôi cố gắng chắt chiu thêm một ít lo cuộc sống sau này cho con. Thế nên mãi đến khi chủ nợ phái một đám đầu gấu đến tận nhà gõ cửa, họ vứt vào mặt tôi cuốn sổ đỏ và giấy tờ thế chấp nhà thì tôi mới chết sững: hóa ra Hân đã thế chấp ngôi nhà của chúng tôi để vay tiền đánh bạc. Lãi mẹ đẻ lãi con, số nợ hiện tại của cô ấy đã lên tới tiền tỉ. Chủ nợ dọa nếu không trả ngay sẽ tịch thu nhà và gặp vợ tôi ở đâu sẽ chém cho mất xác.
Không còn cách nào khác, tôi đành cắn răng bán tống bán tháo căn nhà đang ở để trả nợ cho vợ. Số tiền còn lại tôi mua được một căn chung cư nhỏ xa trung tâm thành phố để cả nhà chuyển về đó sống. Sau chuyện ấy, vợ tôi có vẻ hối hận. Cô ấy lén xui con: ra xin lỗi bố hộ mẹ. Nhìn đứa con ngây thơ ra khoanh tay: “Bố ơi bố đừng giận mẹ nữa nhé, mẹ biết lỗi rồi!”, tôi thấy lòng mềm lại, không nỡ giận vợ nữa. Thế nhưng lần này tôi cẩn thận đem sổ đỏ và giấy tờ nhà về đưa cho bà nội cất hộ với ý nghĩ cứ đề phòng xa là hơn.
Tưởng tôi lo xa, hóa ra cũng chẳng thừa. Ít lâu sau, chủ nợ lại đến đập cửa nhà tôi. Cô ấy lại nợ thêm gần tỉ đồng nữa. Thua bạc cay cú mà không có nhà để thế chấp, cô ấy liều vay nặng lãi của chủ bạc đánh tiếp, càng đánh càng thua. Họ dọa nếu không trả thì cả nhà sẽ không được sống yên thân. Lần này thật quá sức chịu đựng, tôi quyết định bỏ vợ, hai bố con tôi sống với nhau, thà con tôi không có mẹ còn hơn phải sống với người mẹ “phá gia chi tử” thế này.
Nhưng rồi Hân lại dùng bài cũ nhờ con ra xin lỗi, khi thấy không có tác dụng cô ấy chuyển sang vật vã khóc lóc. Cô ấy van xin tôi cứu cô ấy, nếu tôi mà không giúp chắc chắn cô ấy sẽ chết với đám chủ nợ. Nhưng tôi không thể giúp cô ấy được nữa. Tất cả tài sản của chúng tôi chỉ còn lại căn chung cư này, nếu bán đi thì cả vợ chồng con cái chỉ còn nước ra đường.
Lương công chức nhà nước ba cọc ba đồng, căn cơ lắm mới đủ tiền chợ búa, điện nước, nuôi con… giờ còn thêm tiền thuê nhà nữa thì tôi làm sao kham nổi? Mà nghĩ xa hơn nữa, bản thân tôi sao cũng được, nhưng sau này con trai lấy vợ cũng phải có cái chỗ chui ra chui vào để lại cho con chứ. Đất Hà Nội đắt đỏ, với thu nhập hiện tại của tôi thì việc tôi đi làm công chức để mua một căn nhà khác là điều không tưởng.
Song nhất quyết trong lòng là vậy nhưng tôi cũng đang lo sợ, không biết đám chủ nợ sẽ làm gì cô ấy nếu tôi không có tiền trả nợ họ? Liệu một người chồng như tôi mà bỏ mặc vợ lúc này thì có đáng mặt đàn ông hay không? Tôi thật đau đầu và khó nghĩ quá…
Cơ hội trổ tài cho các bạn nấu ăn ngon chụp ảnh đẹp đây: click vào GIA ĐÌNH KHEN NGON để xem thể lệ dự thi và xuýt xoa với giải thưởng nào!!! |