Thu nạp sinh viên năm đầu về đào tạo tận tình, vài năm sau nàng công sở mới nhận ra mình đã “nuôi ong tay áo”

Old Fashioned,
Chia sẻ

“Dứt áo ra đi là bình thường, nhưng chửi bới những người đã giúp đỡ mình thì đúng là tiểu nhân”.

Ráng gồng cho đến qua Tết mới nghỉ việc chính là sự lựa chọn được đánh giá là “khôn ngoan” của không ít dân công sở mỗi khi quá chán nản với công việc hiện tại hoặc gặp phải bất đồng mâu thuẫn gì đấy trong công ty. Tuy nhiên, dự định “ôm tiền thưởng Tết” dứt áo ra đi sau khi nói xấu sếp và cả “ân nhân” giúp đỡ mình chỉ vì vấn đề lương bổng như dưới đây thật sự đã khiến bao người nóng mặt.

"Thu nạp" sinh viên năm nhất về làm việc còn chỉ bảo tận tình, vài năm sau, nàng công sở nhận được "món quà trả ơn" đau điếng - Ảnh 1.

Cụ thể, chính “nạn nhân” trong vụ việc bị phản bội này đã đăng đàn kể như sau:

“Công ty của mình là một startup, mình có tuyển một bạn làm vị trí thiết kế. Mình tuyển bạn đó từ lúc bạn đó còn là sinh viên năm nhất với lương 5 triệu cho đến giờ bạn vừa ra trường mình nói với bạn đó là nếu em muốn tăng lương thì báo lại chị. 

Bạn đó nói muốn tăng lên 10 triệu và dĩ nhiên sếp mình bác đi vì so với thực lực bạn đó không tới (hay đi trễ, chậm deadline, công việc không tiến triển,...) và bản thân mình cũng có deal giúp bạn đó. Cuối cùng được duyệt mức 8,5 triệu và bạn đó chấp nhận.

Cái buồn là vô tình mình biết có một group kín của nhân viên trong công ty và bạn đó chửi từ sếp cho tới mình thậm tệ không ra gì, và bảo làm đến Tết ôm tiền thưởng rồi nghỉ. Mình thật sự rất buồn vì mình đã cầm tay chỉ việc từ những ngày đầu đến giờ bạn cũng có kha khá kinh nghiệm. 

Giờ mình mất niềm tin quá, đi làm cũng chị chị em em nhưng cái nhìn nó khác đi nhiều rồi…”.

"Thu nạp" sinh viên năm nhất về làm việc còn chỉ bảo tận tình, vài năm sau, nàng công sở nhận được "món quà trả ơn" đau điếng - Ảnh 2.

Câu chuyện trên sau khi đăng đàn ít lâu vào trong một hội nhóm chuyên “tám” chuyện công sở trên MXH đã nhận được rất nhiều sự quan tâm. Và với hành vi phản bội, nói lời chê trách tới sếp và “ân nhân” của mình, chàng trai nhân vật chính được đề cập trong câu chuyện đã bị hàng loạt dân mạng mắng chửi:

“Dứt áo ra đi là bình thường, nhưng chửi bới những người đã giúp đỡ mình thì đúng là tiểu nhân”.

“Tiếc gì cái thể loại này, ‘ăn cháo đá bát’ kiểu này thì đuổi luôn đi chứ đợi nó chủ động xin nghỉ à?”.

“Ối dào, chuyện thường ở huyện, công sở ấy mà người ta chỉ thân thiết khi còn giá trị trong mắt nhau thôi, hết giá trị và động chạm tới lợi ích cá nhân thì ai cũng sẵn sàng quay lưng. Bỏ đi, hèn hạ kiểu đấy không bao giờ thành công được đâu”.

"Thu nạp" sinh viên năm nhất về làm việc còn chỉ bảo tận tình, vài năm sau, nàng công sở nhận được "món quà trả ơn" đau điếng - Ảnh 3.

Cứ tưởng câu chuyện này chỉ cho ra những bình luận gạch đá như trên mà thôi, nhưng không, ngoài chúng ra, một vài ý kiến khác cũng đã xuất hiện với mục đích nhắc nhở nàng công sở bị phản bội đôi lời như sau:

“Chuyện thường thôi, làm quản lý và nhất là quản lý nhân sự thì nên vừa gần vừa xa. Gần gũi đến thấu hiểu và cảm thông, xa cách để luôn có được sự tôn trọng và dễ làm việc. Còn là cấp quản lý nói chung có những việc biết thừa nhưng lại nên coi như là không biết. Biết để mà biết cách dùng người, chứ không phải biết để buồn rầu sầu não thất vọng này nọ.

Làm quản lý và làm nhân sự, nên học dần cách chấp nhận cô đơn, đừng quá thân thiết với ai, cũng đừng quá kỳ vọng vào việc chị chị em em này kia. Không thân quá thì càng dễ dàng ra quyết định khách quan và công bằng trong mọi tình huống. Công bằng là quan trọng nhất đối với mọi quyết định của nhân sự”.

“Nói xấu sếp là một thú vui tao nhã mà nhân viên nào cũng thích. Thay vì buồn thì bạn nên học cách chấp nhận nó như một thực tế đi, dù cho bạn có bảo ban giúp đỡ ai như thế nào thì giữa cấp trên và cấp dưới luôn tồn tại một khoảng cách nhất định. Người làm quản lý thì tốt nhất là không thân thiết chị em với nhân viên, chỉ nên giữ mối quan hệ chừng mực thôi là đủ”.

"Thu nạp" sinh viên năm nhất về làm việc còn chỉ bảo tận tình, vài năm sau, nàng công sở nhận được "món quà trả ơn" đau điếng - Ảnh 4.

 

Chia sẻ