Theo các nhà giáo, hiện nay học sinh đang “chạy” theo nhiều kỳ thi riêng, ôn thi các loại chứng chỉ rất vất vả, áp lực, tốn kém... Mặt khác, điều này cũng khiến học sinh vùng khó khăn thiệt thòi vì giảm cơ hội tuyển sinh vào các trường mong muốn.
Sau khoảng thời gian tạm hoãn, nhiều kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đã được cấp phép trở lại. Tuy nhiên, số lượng nhìn chung vẫn còn khiêm tốn so với trước đây.
Có “cầu” ắt sẽ có “cung”, những người coi IELTS chỉ là một món đồ trang sức, thì nhu cầu “mua đề” đang nở rộ cũng dễ hiểu. Theo đó, một số trung tâm ngoại ngữ nhân cơ hội tiếp thêm "chiêu trò quảng cáo" để thu hút học viên, tung ra các gói ưu đãi để thúc đẩy nhu cầu đăng ký học càng sớm càng tốt.
"Nhận dự đoán đề IELTS theo ngày với giá cực hạt rẻ", "Học mãi IELTS không vào, vậy thì mua đề đi thi thôi"... là những lời chào mời hấp dẫn của các đối tượng chuyên bán đề, dự đoán đề thi hoạt động công khai trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Telegram...
Số điểm dự thi chứng chỉ ngoại ngữ IELTS của hai đơn vị vừa được Bộ GD&ĐT cấp phép là Hội đồng Anh và IDP (tổ chức giáo dục của Chính phủ Úc) giảm rõ rệt so với thời điểm trước tháng 11, khiến các thí sinh rất chật vật đăng ký dự thi để lấy kết quả xét tuyển đại học (ĐH) hoặc du học trong năm tới.
Dù Hội đồng Anh và IDP đã được cấp phép tổ chức thi IELTS trở lại tại Việt Nam, tuy nhiên số lượng địa điểm thi mà Bộ giáo dục - đào tạo phê duyệt vẫn còn quá ít ỏi so với trước đây, nên chưa đủ đáp ứng nhu cầu của đông đảo thí sinh.
Quy trình phát phiếu điểm và kiểm chứng của TOEFL và IELTS là khép kín. Vì vậy, những tấm bằng giả không qua mắt được các đại học hay cơ quan chính phủ ở nước ngoài nếu các nhân viên làm đúng bổn phận.