Tăng động rất dễ bị nhầm thành hiếu động, bố mẹ học ngay cách phân biệt sau để sớm có biện pháp chữa trị cho con

Thanh Hương,
Chia sẻ

Nhiều trường hợp, bố mẹ không phân biệt được đâu là hiếu động, đâu là rối loạn tăng động giảm chú ý dẫn đến việc con không được chữa trị kịp thời.

Trẻ nhỏ luôn hiếu động và thích thú khám phá những thứ xung quanh. Tuy nhiên, nếu con hiếu động quá mức với những dấu hiệu bất bình thường thì bố mẹ cần cẩn thận. Bởi có thể con đã mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Hiện nay, khá nhiều bậc cha mẹ chưa phân biệt được thế nào là hiếu động, thế nào là tăng động. Điều này dẫn đến việc con không được phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời. 

Theo Bác sĩ Lê Công Thiện –Trưởng phòng Điều trị Tâm thần nhi, Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, trẻ hiếu động khác với trẻ tăng động ở mục đích hành vi.

Trẻ hiếu động có hành vi mang hướng tích cực. Trẻ hiếu động cũng có biểu hiện là tăng cường hoạt động hơn nhưng các hoạt động đó có mục đích và tuân thủ quy định.

Tăng động rất dễ bị nhầm thành hiếu động, bố mẹ học ngay cách phân biệt sau để sớm có biện pháp chữa trị cho con - Ảnh 2.

Còn với trẻ có biểu hiện rối loạn tăng động giảm chú ý thì ngược lại. Trẻ nghịch ngợm, hoạt động không kiểm soát và tăng mức độ hoạt động. Không chỉ vậy trẻ thiếu kiên trì trong các hoạt động đòi hỏi sự tham gia của nhận thức, dễ xúc động.

Trẻ mắc ADHD vận động nhiều, luôn nhấp nhỏm, chạy nhảy, leo trèo, khó khăn trong việc tổ chức sắp xếp công việc, thường xuyên đánh mất dụng cụ học tập, quên hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Trẻ cũng gặp khó khăn trong việc tuân thủ yêu cầu của người khác.

Tăng động rất dễ bị nhầm thành hiếu động, bố mẹ học ngay cách phân biệt sau để sớm có biện pháp chữa trị cho con - Ảnh 3.

Những điều này khiến trẻ mắc chứng ADHD đối diện với nhiều vấn đề trong quá trình phát triển tâm sinh lý, học tập, giao tiếp, phát triển cảm xúc cũng như các kỹ năng xã hội.

Để dễ hiểu hơn, các bậc cha mẹ có thể xem bảng so sánh đơn giản sau:


Hiếu độngRối loạn tăng động giảm chú ý
Khái niệm 

Là một đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi

Là một dạng rối loạn do bất thường ở não

Lứa tuổi mắc

Xuất hiện khi trẻ mới biết đi và dần hết khi lớn lên

Xuất hiện ở trẻ dưới 6 tuổi, có xu hướng kéo dài


Chỉ nghịch ở nhà và những nơi đã quen thuộc

Nghịch mọi lúc mọi nơi, không ngưng nghỉ


Có thể ngồi yên > 10 - 15 phút

Không thể ngồi yên hoặc không thể tập trung vào một vấn đề

Mức độ hành vi

Biết nghe lời khi được nhắc nhở

Không biết sợ, không nghe lời khi được nhắc nhở


Nói nhiều tùy lúc

Nói nhiều liên tục


Ít chen ngang vào công việc của người khác

Thường xuyên chen ngang vào câu chuyện và công việc của người khác


Biết chờ đợi nếu được nhắc nhở

Không biết chờ đợi khi phải xếp hàng

Khi được nhắc nhở, điều chỉnh hành vi

Sẽ hoàn toàn ổn định về tâm lý khi lớn lên

Không có kết quả mà phải điều trị cả về tâm lý và y học

Hiện tại, chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ là một vấn đề nan giải đối với các bậc cha mẹ. Nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ lớn lên có thể vi phạm các vấn đề đạo đức, luật pháp như đập phá, ăn trộm, dễ có nhân cách chống đối xã hội, sử dụng các chất gây nghiện, trầm cảm, lo âu… 

Bên cạnh đó, hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý là mãn tính, cần phải điều trị lâu dài.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit hyperactivity disorder - ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý.

Căn bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong các mối quan hệ với mọi người.

Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu tương đối quy mô trên 1.594 học sinh ở hai trường tiểu học tại Hà Nội, tỷ lệ mắc bệnh này 3,01%.

Chia sẻ