Tai nạn nguy hiểm: Bé gái 8 tuổi bị kẹt cửa làm dập nát, suýt mất đầu ngón tay khi chơi đùa tại nhà

Hoàng Lê,
Chia sẻ

Khi đến gặp bác sĩ, phần thịt ngón tay và móng tay bé bị kéo nát, gãy dập xương.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình cho biết, vừa qua ông đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi bị tai nạn khi sinh hoạt tại nhà khiến đầu ngón tay bị chấn thương rất nặng.

Theo lời kể từ gia đình, trong lúc chơi đùa, một bé gái 8 tuổi, ngụ TP.HCM vô tình cho ngón tay vào kẹt cửa sắt. Hậu quả là khi cánh cửa bất ngờ khép chặt lại, đầu ngón tay bé bị cạnh cửa và tường nhà ép dẹp, kéo nát.

Tai nạn nguy hiểm: Bé gái 8 tuổi bị kẹt cửa làm dập nát, suýt mất đầu ngón tay khi chơi đùa tại nhà - Ảnh 1.

Ngón tay bé bị kẹt cửa làm dập nát nặng. (Ảnh: BSCC)

Gia đình hốt hoảng đưa bé đến một phòng khám chuyên về cơ xương khớp tại quận Bình Thạnh.

Tiếp nhận bệnh nhi, bác sĩ sau khi thăm khám xác định bé bị bong tróc móng và lột găng đầu ngón lộ xương, gãy dập xương đốt xa.

Bác sĩ lập tức tiến hành gây tê, rữa sạch vết thương, cắt tỉa mô dập, nắn lại móng, khâu thật thưa để giữ cho móng không bị bung ra. Kết quả là vùng thịt và xương dầu ngón tay đã được cố định với phần thân ngón sau đó.

Tai nạn nguy hiểm: Bé gái 8 tuổi bị kẹt cửa làm dập nát, suýt mất đầu ngón tay khi chơi đùa tại nhà - Ảnh 2.

Ngón tay sau khi xử lý. (Ảnh: BSCC)

Người điều trị cho bé chia sẻ, với những vết thương thế này không được khâu quá chặt vì  sẽ gây ứ máu sưng nề, chèn ép hoại tử đầu ngón. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhi sẽ có nguy cơ hoại tử, cụt lóng tay, hư móng.

"Để sơ cứu khi con bị tay nạn gây vết thương ở đầu ngón tay, cha mẹ cần rửa vết thương bằng nước sạch, dùng băng gạc hoặc vải sạch bao bọc ngón tay rồi cho bé đến bệnh viện có chuyên khoa chỉnh hình để điều trị. Sau đó, phụ huynh cần tiêm ngừa phong đòn gánh cho con" - bác sĩ Xuân Anh hướng dẫn.

Đây không phải là lần đầu tiên trẻ nhỏ bị tai nạn nguy hiểm khi chơi đùa gần các cánh cửa.

Tai nạn nguy hiểm: Bé gái 8 tuổi bị kẹt cửa làm dập nát, suýt mất đầu ngón tay khi chơi đùa tại nhà - Ảnh 3.

Một trường hợp bé gặp vấn đề ở bàn tay, ngón tay được bác sĩ Xuân Anh giải cứu.

Trước đó, một bé trai tên Q. (5 tuổi, ngụ TP.HCM) đã bị ngưng tim, ngưng thở vì một tai nạn hi hữu.

Theo lời kể từ gia đình, trước khi nhập viện ít giờ bé có chạy chơi lòng vòng trong nhà. Mãi một lúc sau không thấy con, cha mẹ mới chạy đi tìm thì thấy bé đứng bên cạnh cửa sổ, đầu thò vào dây kéo rèm cửa. 

Nghi bé bị vấp té vướng vào dây kéo rèm nên bị thắt cổ, họ tá hỏa chạy lại thì thấy bé đã hôn mê.

Gia đình tiến hành sơ cứu tại chỗ cho bé Q. Ít phút sau, tim bé có đập lại nhưng vẫn không tỉnh. Phụ huynh liền đưa cháu bé đến một phòng khám rồi sau đó chuyển đến BV Nhi đồng 2 cấp cứu.

Tại khoa Cấp cứu, bé được chụp CT não, kiểm tra cột sống cổ, xử trí ban đầu rồi chuyển lên khoa Nội tổng hợp. Nhờ được phát hiện kịp thời, sức khỏe bệnh nhi dần hồi phục.

Bác sĩ cho biết đây là trường hợp phát hiện sớm và sơ cứu kịp thời, còn nếu để bé ngưng tim, ngưng thở hơn 4 phút thì khó lòng cứu sống.

Chia sẻ