Sản phụ 20 tuổi sinh đôi 2 bé gái: Chưa kịp nhìn mặt con đã bị tiền sản giật, băng huyết nguy kịch
Sau mổ bắt con đưa hai bé gái ra khỏi bụng mẹ an toàn, sản phụ bất ngờ bị đờ tử cung, băng huyết, thiếu máu nặng, tính mạng vô cùng nguy kịch.
Đó là trường hợp của chị Phạm Thị My (20 tuổi, ngụ thành phố Quảng Ngãi).
Theo hồ sơ bệnh bệnh án, ít ngày trước bệnh nhân nhập viện trong tình trạng huyết áp 170/ 120 mmHg, song thai trong bụng đã 37 tuần và có dấu hiệu chuyển dạ.
Sản phụ Phạm Thị My.
Ekip điều trị lập tức đưa bệnh nhân vào phòng phẫu thuật, mổ bắt con mang ra 2 bé gái khỏe mạnh ra khỏi bụng mẹ. Các bé cân nặng lần lượt 2,3kg và 2,6kg.
Tuy nhiên sau mổ lấy thai, sản phụ bất ngờ bị đờ tử cung, băng huyết, thiếu máu nặng, thiếu protein máu nhiều.
Hai bé gái chào đời khỏe mạnh.
Bác sĩ Hà Tấn Ngọc, Phó khoa Sản, Bệnh viện Phúc Hưng, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, cho biết, với tủ máu sẵn có, các bác sĩ đã truyền 5 đơn vị máu, truyền albumin và dùng thuốc tăng co bóp tử cung.
Đến chiều cùng ngày, sản phụ qua cơn nguy kịch, giữ được tử cung và sức khỏe dần ổn định.
Sản phụ qua cơn nguy kịch sau khi được cấp cứu.
Theo các bác sĩ, băng huyết sau sinh là một cấp cứu sản khoa và hiện nay vẫn còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ (chiếm 25% trên thế giới).
Điều trị kinh điển trong sản khoa bao gồm các phương pháp bảo tồn khác nhau để điều trị BHSS nguyên phát như: Thuốc gò tử cung, xoa bóp tử cung, bóng chèn buồng tử cung… Can thiệp ngoại khoa là một lựa chọn khi điều trị nội khoa thất bại.
Ekip phẫu thuật chung vui với mẹ con sản phụ.
Hiện nay, thuyên tắc động mạch tử cung là một trong những phương pháp điều trị băng huyết sau sinh được triển khai an toàn và hiệu quả. Khi điều trị bảo tồn thất bại, sẽ lựa chọn thuyên tắc hay phẫu thuật.
Khi thuyên tắc thất bại, phải sử dụng phẫu thuật và ngược lại.
Tại TP.HCM, nhiều trường hợp băng huyết sau sinh cũng được cứu sống nhờ quy trình báo động đỏ nội viện lẫn liên viện.