5 cách chế ngự “cơn nghiện” đồ ngọt để giữ dáng, giảm cân
Bạn đã cố gắng không ít lần nói không với đồ ngọt, nhưng chẳng kéo dài được bao lâu. Vậy thì hãy thực hiện 5 cách cực kỳ hữu ích sau đây để không phải vật lộn vì thèm đồ ngọt nhé.
Bạn thường ao ước khoác lên mình những chiếc váy gợi cảm mỗi buổi lễ hội, tuy nhiên cơ thể bạn lại “ương bướng” không chịu “vâng lời”. Bạn đã cố gắng không ít lần nói không với đồ ngọt, nhưng chẳng kéo dài được bao lâu. Dưới đây là 5 cách cực kỳ hữu ích để bạn chế ngự “cơn nghiện” đồ ngọt của mình mà không phải vật lộn vì thèm thuồng.
1. Ưu tiên những thực phẩm ít ngọt
Để tránh những “cơn nghiện” đồ ngọt đến cồn cào, bạn phải tuyệt đối ưu tiên sử dụng những thực phẩm có lượng đường thấp. Những thực phẩm này giúp bạn duy trì ổn định lượng đường trong máu.
Ví dụ, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại hoa quả (đặc biệt là chuối và dứa), lúa mạch đen, bánh mì, đậu lăng, đậu trắng, sữa chua ít đường, sô cô la đen…
Ngược lại bạn nên tránh những thực phẩm có lượng đường cao như là bánh mì ngọt, cơm trắng hay các loại ngũ cốc như là bỏng ngô, khoai tây (đặc biệt là khoai tây chiên hay nghiền), sô cô la, bánh ngọt, mứt hay bánh mì phết bơ sữa...
2. Tận dụng khả năng làm no bụng nhờ protein
Thịt, cá, trứng hay các sản phẩm từ sữa là những thực phẩm giàu protein, có thể cung cấp năng lượng nhanh chóng. Dó đó bạn sẽ dễ dàng vượt qua “cơn đói” và cảm thấy no lâu hơn khi sử dụng những thực phẩm này.
Hãy chắc chắn ăn ít nhất 2 khẩu phần protein mỗi ngày. Bữa ăn lý tưởng nhất là buổi sáng và buổi trưa để tránh những bữa ăn vặt, ăn nhẹ. Bởi vì bạn cần năng lượng nhiều hơn vào ban ngày, và ăn vặt lại là cách làm mất dáng của bạn nhanh nhất.
Một điều đặc biệt nữa là protein có khả năng kích thích các hoạt động trí não như là tinh bột, vì vậy bạn sẽ không phải lo cơ thể sẽ thiếu chất hay mệt mỏi.
3. Hãy sử dụng các “sản phẩm thân thiện”
Cách chắc chắn nhất để không ăn “chặt bụng” các loại thức ăn nhiều đường là loại bỏ chúng trong quá trình nấu. Tuy nhiên, cơ thể của bạn đặc biệt là não bộ cần một lượng đường nhất định để duy trì hoạt động và nếu làm mất lượng đường trong thức ăn chỉ làm cho nhu cầu của bạn càng tăng lên.
“Sản phẩm thân thiện” chính là những thực phẩm chứa hàm lượng đường thấp và ít béo. Tóm lại, giải pháp chính là chọn lựa thông minh và thay thế bằng các loại “đồ ngọt thân thiện” không béo. Bởi vì chất béo mặc dù làm cho thực phẩm trở nên xốp và ngon hơn nhưng nó cũng sẽ làm tăng gấp 10 lần lượng calo bạn hấp thụ vào cơ thể.
Bạn hãy lập một danh sách nhỏ những “người bạn đồng hành” thân thiện và phù hợp cho gia đình. Như là sô cô la đen không đường, mứt hoa quả, mật ông, bột trái cây, xi rô trái cây hay trái cây khô,...
4. Lường trước những trường hợp rủi ro
Ngoài khả năng làm yên tâm, làm vui vẻ và thúc đẩy hiệu quả công việc, đường tạo điều kiện tiêu hóa tối đa các sản phẩm chứa serotonine (chất dẫn truyền thần kinh, giúp điều chỉnh tâm trạng, cảm giác thèm ăn, buồn ngủ hay chán nản,...), hormone chống trầm cảm. Không có gì ngạc nhiên mỗi lần bị căng thẳng mệt mỏi trong công việc, mọi người thường đổ xô tới quầy bánh kẹo, và vào mùa đông, người ta lại thèm ăn và làm các loại bánh ngọt,...
Để tránh gặp tình trạng này, bạn nên biết cách quản lý tốt hơn những cảm xúc tiêu cực. Bạn có thể vượt qua tình trạng này bằng những bài tập đơn giản như là hít thở sâu hoặc uống một cốc nước nếu như căng thẳng đến thường trực và luyện tập thường xuyên một môn thể thao, hay tham gia các buổi thư giãn kiểu như tập yoga nếu bạn cảm thấy buồn và cáu kỉnh.
5. Đừng trở thành “con quỷ đồ ngọt”
Đừng bỏ qua bữa ăn hàng ngày để rồi sau đó bù vào bằng một thanh sô cô la hay vài cái bánh ngọt, nếu không cơ thể bạn sẽ dự trữ gấp đôi lượng đường. Trên thực tế, cơ thể khi được cung cấp thức ăn, ngay lập tức, sẽ bù lại lượng đường bị thiếu.
Cũng đừng lạm dụng quá mức các loại nước ngọt, các loại kẹo cao su vẫn gọi là “không đường” để chống lại cơn thèm ăn của bạn. Bởi vì nó nuôi dưỡng nhu cầu đồ ngọt của bạn và dự trữ đường ngay khi lượng calo còn dư lại vào cuối ngày, dù là không đáng kể. Tốt hơn là bạn nên cân bằng danh sách đồ ăn cho mình. Và hãy tránh những thực phẩm bổ sung cho là “cắt” cơn nghiện đồ ngọt.
Cuối cùng, bạn nên biết chia thời gian khác nhau để tiêu thụ các loại đồ ngọt. Điều quan trọng trong trường hợp này là không cảm thấy tội lỗi. Bởi vì chính cảm giác ấy có thể khiến bạn phải bắt đầu lại chế độ dinh dưỡng “khắc nghiệt” cho mình. Và khi bạn lặp lại thì càng khó khăn hơn. Nhất là sẽ có những mối nguy hiểm đối với vóc dáng cũng như sức khỏe của bạn...
(Nguồn: Topsante)