Cảnh báo những tổn hại sức khỏe do bệnh huyết áp gây ra
Huyết áp cao hay huyết áp thấp đều có thể nguy hiểm như nhau nếu không được điều trị tốt. Vì vậy, bạn cần chú ý để tránh những tổn hại cho sức khỏe do bệnh huyết áp gây ra.
Huyết áp là áp lực của máu lưu thông trên các thành mạch máu. Bệnh huyết áp có hai loại, huyết áp cao (tăng huyết áp) và huyết áp thấp (tụt huyết áp). Ngày nay, ngày càng có nhiều người là nạn nhân của một trong hai bệnh huyết áp này. Tình trạng huyết áp thấp hoặc cao có thể ảnh hưởng cả đến những người trẻ tuổi mà nguyên nhân chủ yếu là do căng thẳng, thay đổi lối sống và ăn uống.
Huyết áp cao hay huyết áp thấp đều có thể nguy hiểm như nhau nếu không được điều trị tốt. Vì vậy, bạn cần thường xuyên chú ý đến huyết áp của mình trước khi nó gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào cho cơ thể và sức khỏe.
Dưới đây là những ảnh hưởng sức khỏe do tình trạng huyết áp cao và huyết áp thấp gây ra.
Huyết áp cao
- Tổn thương động mạch: Huyết áp cao có thể gây tổn hại các tế bào, đặc biệt là các lớp lót bên trong động mạch. Huyết áp cao làm cho áp lực của máu lưu thông trên các bức tường của các mạch máu nhiều hơn khiến cách thành động mạch trở nên dày và cứng.
Áp lực tác động liên tục đến các thành động mạch có thể dẫn đến một căn bệnh gọi là xơ cứng động mạch. Xơ cứng động mạch có thể tiếp tục chặn lưu lượng máu đến tim, thận, não, cánh tay và chân, dẫn đến nhiều biến chứng như tê liệt, đột quỵ...
- Chứng phình động mạch: Do áp lực cao liên tục, các thành động mạch có thể bị suy yếu. Theo thời gian, khi áp lực của máu liên tục di chuyển qua các động mạch bị yếu sẽ khiến cho thành động mạch bị phình ra (gọi là chứng phình mạch). Phình động mạch đe dọa tính mạng con người, vì nó có thể bị vỡ và gây ra chảy máu bên trong động mạch.
Cần chú ý để tránh những tổn hại cho sức khỏe do bệnh huyết áp gây ra. Ảnh minh họa
- Đột quỵ: Huyết áp cao cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Áp lực rất cao của dòng máu lưu thông dễ gây ra vết rách ở một mạch máu nào đó bị suy yếu và dẫn đến chảy máu trong não. Điều này nếu không được kịp thời phát hiện và khắc phục sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Ảnh hưởng thị giác: Huyết áp cao có thể làm vỡ các mạch máu trong mắt. Điều này khiến cho bạn bị giảm thị lực hoặc mù hoàn toàn.
- Suy tim: Huyết áp cao khiến cho tim phải làm việc cao độ hơn, gây căng thẳng cho tim. Về lâu dài, tình trạng này sẽ khiến tim làm việc kém hiệu quả do các cơ tim bị yếu và giảm hẳn chức năng hoạt động của chúng.
- Chứng mất trí: Chứng mất trí xuất hiện có thể do máu cung cấp đến não không được đầy đủ. Nguyên nhân gây ra điều này có thể do các động mạch cung cấp máu cho não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn. Đây cũng có thể là kết quả của cơn đột quỵ do sự gián đoạn lưu lượng máu đến não. Trong cả hai trường hợp, huyết áp cao đều có thể là thủ phạm.
Khi bị suy giảm về trí nhớ, trí tuệ, ngay cả suy nghĩ, lời nói, thị giác và cử động của người đó cũng bị ảnh hưởng.
- Rối loạn chức năng tình dục: Nam giới bị huyết áp cao cũng có thể rơi vào tình trạng khó duy trị sự cương cứng. Tình trạng này phổ biến hơn ở những nam giới 50 tuổi trở lên. Nguyên nhân là bởi vì huyết áp cao gây áp lực lên niêm mạc của các mạch máu, làm cho động mạch cứng và hẹp lại, điều này hạn chế lưu lượng máu chảy đến cơ quan sinh dục.
Huyết áp cao làm giảm lưu lượng máu đến âm đạo của người phụ nữ, kết quả là dẫn đến sự suy giảm ham muốn tình dục hoặc giảm kích thích, âm đạo bị khô, khó đạt được cực khoái.
- Loãng xương: Huyết áp cao làm tăng lượng canxi mà là trong nước tiểu của bạn. Điều này khiến cho cơ thể bị mất quá nhiều canxi qua đường tiết niệu, lượng canxi bổ sung cho xương bị ít đi. Tình trạng này kéo dài có thể gây mất mật độ xương hoặc loãng xương.
Huyết áp thấp
- Buồn nôn: Hiệu ứng phổ biến nhất của huyết áp thấp trên cơ thể là buồn nôn. Buồn nôn xảy ra bởi vì bộ não không nhận đủ máu và oxy do áp lực máu lưu thông trong cơ thể thấp.
- Ngất xỉu: Tương tự như tình trạng buồn nôn, tình trạng huyết áp thấp làm cho lượng máu và oxy lên não không đủ khiến não không thể duy trì sự tỉnh táo, có thể gây ngất xỉu. Khi huyết áp giảm đột ngột, một người có thể bị thương nặng bởi họ đột ngột bị mất đi sự nhận thức và không kiểm soát được hành động của mình.
- Bệnh tim mạch: Huyết áp thấp có thể gây ra nhiều bệnh tim mạch nghiêm trọng như đau tim. Bệnh tim mạch phát sinh bởi vì tim không thể bơm máu thường xuyên đến các cơ quan trong cơ thể.
- Tổn thương não: Não cũng dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bạn bị huyết áp thấp. Vì bộ não không thể nhận được số lượng thích hợp của máu và oxy, hệ thống thần kinh có thể gặp một số biến chứng như tổn thương thần kinh, rối loạn và bệnh tâm thần.
- Tổn thương thận: Huyết áp thấp cũng có thể làm hỏng các chức năng quan trọng là loại bỏ độc tố của thận. Vì vậy, kết quả là, chất độc tích tụ trong thận và gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Huyết áp thấp hay hạ huyết áp và huyết áp cao đều là tình trạng bệnh nguy hiểm như nhau