Sự thật về bánh Trung thu trứng chảy siêu hot: Giá nhập bằng 1/3 giá bán, không rõ nguồn gốc, không có tem mác

T.K,
Chia sẻ

Mùa trăng năm nay, dân tình đã phải sôi sục vì một loại bánh có tên bánh Trung thu trứng chảy ngàn lớp.

Làm mưa làm gió thị trường bánh Trung thu năm nay chắc chắn phải kể đến bánh Trung thu trứng chảy ngàn lớp hay còn gọi là bánh Liu Xin Su đến từ Trung Quốc. Với những lời quảng cáo cực hấp dẫn như "hoàn toàn khác bánh Trung thu Việt Nam", "nhân phô mai kết hợp trứng muối lava tan chảy, béo ngậy",... loại bánh này nhanh chóng chiếm được sự chú ý của người tiêu dùng.

Thế nhưng liệu bánh Trung thu trứng chảy ngàn lớp có thực sự ngon - bổ - rẻ như người ta vẫn tưởng? Hay đó chỉ là một lớp khác của loại bánh này - lớp quảng cáo? Vậy thì đây chính là những sự thật sẽ khiến nhiều người ngã ngửa về Liu Xin Su.

Giá nhập bằng 1/3 giá thị trường

Ở thời điểm hiện tại, không khó để tìm 1 địa chỉ bán bánh Trung thu trứng chảy trên MXH, mỗi địa chỉ này lại có cái giá khác nhau. Đầu mùa, bánh trứng chảy ngàn lớp có giá dao động từ 100.000 - 170.000 đồng cho 1 hộp 6 cái. Tuy nhiên đến lúc này, giá của bánh Liu Xin Su chỉ còn từ 65.000 - 120.000 đồng/hộp.

banh-trung-thu-4

Từ cuối tháng 7 đến nay, giá bánh trứng chảy ngàn lớp đã giảm rất nhiều, thậm chí có người còn bán với giá 65k/hộp.

Đặc biệt, nhiều đầu mối bán loại bánh này cho biết, nếu lấy sỉ, 1 thùng 10 hộp sẽ có giá còn thấp hơn nữa. Thế nhưng đây chưa phải là cái giá tận gốc cho bánh Liu Xin Su.

Ông Nguyễn Ngọc Khánh (Đội QLTT 13 - Cục QLTT Hà Nội) cho biết, bánh Trung thu trứng chảy đang là mặt hàng hot trên thị trường nên các đối tượng tìm đủ cách nhập lậu về rồi bán với giá gấp 2 - 3 lần so với giá nhập vào. Nói cách khác, giá bán của bánh Trung thu ngàn lớp trên thị trường hiện nay chỉ bằng 1/3 so với giá gốc mà thôi. Một con số đáng quan ngại phải không?

Không có nguồn gốc rõ ràng

Tối 14/8, Đội 6, Phòng Cảnh sát môi trường và Đội QLTT 13 tiến hành kiểm tra kho hàng của Nguyễn Hữu Cương tại số 26 ngách 64 ngõ 99 phố Đinh Công Hạ (Hoàng Mai) và thu giữ 55 thùng bánh Trung thu (tương đương 3.300 chiếc) không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tất cả đều là bánh Liu Xin Su.

68383563_19135783054

Chiều ngày 16/8, Đội 6 phòng PC05 phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành 389 số 2 thành phố kiểm tra điểm tập kết hàng hoá tại số 46, ngõ 93/47 Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) do Phạm Ngọc Ánh làm chủ. Tại đây, lực lượng chức năng đã thu giữ 4.440 bánh Trung thu do nước ngoài sản xuất, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Ngày 24/8, tại khu vực bãi Đê Bùng, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Tổ công tác của Công an quận Hoàng Mai tiến hành kiểm tra 2 xe ô tô tải BKS 35C-096.88 và BKS 19C-119.62 đang bốc dỡ hàng hóa. Lực lượng chức năng đã phát hiện gần 16.000 sản phẩm bánh kẹo ghi nhãn mác bằng tiếng nước ngoài, đa phần là bánh trứng chảy nghìn lớp, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

50

Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn đã có gần 24.000 chiếc bánh Trung thu (đa phần là bánh trứng chảy) không có nguồn gốc rõ ràng bị thu giữ. Còn những chiếc bánh đã và đang trôi nổi trên thị trường thì sao? Có ai có thể chứng minh nguồn gốc cụ thể của chúng hay không?

6847642819135792120785996427384018337005568n-15659698395641656226938

Đến lúc này người tiêu dùng lại không khỏi lo lắng về chất lượng của loại bánh siêu hot này. Liệu thành phần của chúng có đảm bảo không hay là từ nguyên liệu gây hại cho sức khỏe? Liệu việc đóng gói có được làm đúng quy trình không?... Tất cả những câu hỏi này có lẽ sẽ chẳng bao giờ có câu trả lời khi mà người tiêu dùng không hề biết gì về nguồn gốc của chúng.

Không có tem mác theo quy định của pháp luật

Khoản 3, Điều 7 Nghị định 43/2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hoá đã nêu rõ: "Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc".

Tại Điều 10 của Nghị định này cũng nêu rõ : "Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá, bao gồm: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa; thời gian sản xuất và hạn sử dụng…".

Tuy nhiên, có lẽ chưa một người tiêu dùng nào nhìn thấy tem mác tiếng Việt của bánh Liu Xin Su. Bởi bên ngoài các hộp bánh đều được thể hiện hoàn toàn bằng chữ Trung Quốc và không có tem nhãn phụ tiếng Việt. Như vậy loại bánh này chắc chắn không phải nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam theo quy định của pháp luật, hay nói chính xác là hàng nhập lậu.

1566022745-b11c3790662fed9e0e22f5b0913ae150

Với tất cả những sự thật này, liệu bánh Trung thu trứng chảy ngàn lớp có xứng đáng được tung hô, ca ngợi và bày bán tràn lan như vậy không? Câu trả lời có lẽ chỉ có thể để người tiêu dùng quyết định mà thôi. Nhưng đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cả gia đình chính là ưu tiên hàng đầu của bất cứ ai. Vì vậy hãy là người tiêu dùng thông minh và cẩn trọng trong mùa Trung thu năm nay nhé!

Chia sẻ