Sự hy sinh của một người phụ nữ
"Sự hy sinh của một người phụ nữ không phải là một sự mất mát, đó là sự bù đắp cho một tình yêu trọn vẹn".
Buổi tối cuối năm, tôi ghé thăm nhà chị. Cái Su nhanh chân chạy ra đón tôi, miệng líu lo tíu tít: "Dì! Dì!". Tôi bế con bé vào nhà. Vợ chồng chị đang loay hoay trong căn bếp. Chị đang xào nấu món gì đó, còn anh đang phụ chị bày biện món ăn. Cảnh tưởng thật khiến người ta ấm lòng, tôi không khỏi có chút ganh tị.
Tôi quay sang nựng cái Su, con bé lúc này lớn phổng phao, cũng sắp tròn 3 tuổi rồi. Cái Su có đôi mắt tròn và những lọn tóc xoăn giống bố. Tuyệt nhiên, những vẻ xinh đẹp trên khuôn mặt con bé chẳng điểm nào giống chị. Cái Su không phải là con ruột của chị tôi!
Hơn 3 năm về trước, giữa xế chiều oi bức. Chị tôi chạy về nhà trong dáng vẻ thiểu não và thất thần. Chị lao vào vòng tay mẹ và khóc tức tưởi. Chị bảo: anh rể ẵm về một đứa bé - kết quả của mối tình một đêm trong lần anh say xỉn. Tôi vô cùng giận dữ khi nghe tin đó. Chị tôi là một người tốt, lẽ dĩ nhiên chị không đáng phải chịu sự ấm ức này.
Đêm đó, tôi qua phòng nằm cùng chị. Đôi mắt chị ráo hoảnh và cứ ngó trân trân lên trần nhà như thể đang suy nghĩ điều gì lung lắm. Tôi vừa ôm chị, vừa liên tục dùng những từ ngữ nặng nề đã kích anh rể. Tôi nghĩ như thế sẽ giúp chị hả dạ phần nào. Nhưng dường như nó chỉ khiến cho đôi lông mày chị nhíu sâu hơn. Thật tồi tệ! Tôi ngừng chửi rủa và bắt đầu đặt những câu hỏi ngô nghê. Chị chỉ trả lời vỏn vẹn bằng vài ba tiếng: "Ậm ừ!". Rồi tôi ngủ thiếp đi tự lúc nào. Sáng ra thì chị đã rời khỏi nhà. Mẹ bảo: "Chị con đã có quyết định của riêng mình. Chúng ta hãy ủng hộ chị con dù thế nào đi nữa, có biết không?". Tôi gật đầu rồi quay trở về phòng. Đêm qua có lẽ là một đêm rất khó khăn với chị. Một đêm thức trắng với nỗi đau dày vò cùng những quyết định khó khăn. Nghĩ đến đó tôi òa khóc thương chị.
Trong gia đình, chẳng bóng hình một người đàn ông nên từ nhỏ chị đã tỏ ra rất mạnh mẽ để phụ giúp mẹ và bảo vệ tôi. Chị luôn lạc quan mỉm cười dù cho cuộc sống có khó khăn vất vả nhường nào. Trên khuôn mặt chị chỉ có những giọt mồ hôi mặn chát chứ chưa bao giờ để nước mắt tuôn rơi. Chính vì thế mà tôi luôn dựa dẫm vào chị, tin tưởng vào sự thông minh và khôn ngoan mà chị có. Nhưng ngay lúc đó, tôi ước có thể là một bờ vai cho chị dựa vào. Tôi ước mình có thể đủ sâu sắc để chị sẻ chia và tâm sự thì có lẽ đêm ấy chị đã có một giấc ngủ ngon không âu sầu.
Rồi chị dẫn đứa bé về nhà, nhận nuôi nó. Tôi rất ngạc nhiên về quyết định của chị. Tôi hỏi chị sao phải nhận nuôi đứa bé, khi nó không phải là con chị? Chị bảo: "Những lỗi lầm do người lớn gây ra không nên để trẻ con gánh chịu. Từ giờ đứa bé là con của chị." Tôi và mẹ đã lặng người đi khi nghe câu nói đó. Sau đó, chị hết mực yêu thương và chăm sóc đứa bé như thể nó là con ruột của chính mình. Anh rể vẫn hằng ngày ghé nhà cầu xin chị tha thứ và mong đón hai mẹ con về. Khoảng thời gian đầu, chị chỉ tỏ ra thờ ơ và lạnh nhạt nhưng sau hơn một tháng chị cũng quyết định về lại với tổ ấm của mình. " Sao chị không ly dị anh ta và kiếm một người khác tốt hơn?" tôi cay cú hỏi chị. Chị chỉ bình thản trả lời: "Dù có chuyện gì xảy ra chị cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc ly dị anh". "Chị tha thứ cho anh ta?". " Chị tha thứ lâu rồi, chỉ là chị cần thời gian để đối diện vói nó. Là một người phụ nữ chúng ta cần phải biết hy sinh và tha thứ để gìn giữ những điều tốt đẹp nhất!."
Đã 3 năm rồi, câu nói ấy của chị luôn đi theo tôi trên từng chặng đường. Nó giúp tôi cân bằng cảm xúc và tỉnh táo giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống cũng như tình cảm. Đến ngày hôm nay, nhìn gia đình chị quây quần hạnh phúc bên nhau, tôi hiểu rằng: "Sự hy sinh của một người phụ nữ không phải là một sự mất mát, đó là sự bù đắp cho một tình yêu trọn vẹn."
Tôi biết, ngoài kia có rất nhiều người phụ nữ hiện đại, họ thành đạt, dám khác biệt, dám thể hiện và thành công. Nhưng ẩn sâu trong họ luôn là đức tính hy sinh và tha thứ thiêng liêng chảy trong dòng máu con người Việt Nam.
Tôi quay sang nựng cái Su, con bé lúc này lớn phổng phao, cũng sắp tròn 3 tuổi rồi. Cái Su có đôi mắt tròn và những lọn tóc xoăn giống bố. Tuyệt nhiên, những vẻ xinh đẹp trên khuôn mặt con bé chẳng điểm nào giống chị. Cái Su không phải là con ruột của chị tôi!
Hơn 3 năm về trước, giữa xế chiều oi bức. Chị tôi chạy về nhà trong dáng vẻ thiểu não và thất thần. Chị lao vào vòng tay mẹ và khóc tức tưởi. Chị bảo: anh rể ẵm về một đứa bé - kết quả của mối tình một đêm trong lần anh say xỉn. Tôi vô cùng giận dữ khi nghe tin đó. Chị tôi là một người tốt, lẽ dĩ nhiên chị không đáng phải chịu sự ấm ức này.
Đêm đó, tôi qua phòng nằm cùng chị. Đôi mắt chị ráo hoảnh và cứ ngó trân trân lên trần nhà như thể đang suy nghĩ điều gì lung lắm. Tôi vừa ôm chị, vừa liên tục dùng những từ ngữ nặng nề đã kích anh rể. Tôi nghĩ như thế sẽ giúp chị hả dạ phần nào. Nhưng dường như nó chỉ khiến cho đôi lông mày chị nhíu sâu hơn. Thật tồi tệ! Tôi ngừng chửi rủa và bắt đầu đặt những câu hỏi ngô nghê. Chị chỉ trả lời vỏn vẹn bằng vài ba tiếng: "Ậm ừ!". Rồi tôi ngủ thiếp đi tự lúc nào. Sáng ra thì chị đã rời khỏi nhà. Mẹ bảo: "Chị con đã có quyết định của riêng mình. Chúng ta hãy ủng hộ chị con dù thế nào đi nữa, có biết không?". Tôi gật đầu rồi quay trở về phòng. Đêm qua có lẽ là một đêm rất khó khăn với chị. Một đêm thức trắng với nỗi đau dày vò cùng những quyết định khó khăn. Nghĩ đến đó tôi òa khóc thương chị.
Trong gia đình, chẳng bóng hình một người đàn ông nên từ nhỏ chị đã tỏ ra rất mạnh mẽ để phụ giúp mẹ và bảo vệ tôi. Chị luôn lạc quan mỉm cười dù cho cuộc sống có khó khăn vất vả nhường nào. Trên khuôn mặt chị chỉ có những giọt mồ hôi mặn chát chứ chưa bao giờ để nước mắt tuôn rơi. Chính vì thế mà tôi luôn dựa dẫm vào chị, tin tưởng vào sự thông minh và khôn ngoan mà chị có. Nhưng ngay lúc đó, tôi ước có thể là một bờ vai cho chị dựa vào. Tôi ước mình có thể đủ sâu sắc để chị sẻ chia và tâm sự thì có lẽ đêm ấy chị đã có một giấc ngủ ngon không âu sầu.
Rồi chị dẫn đứa bé về nhà, nhận nuôi nó. Tôi rất ngạc nhiên về quyết định của chị. Tôi hỏi chị sao phải nhận nuôi đứa bé, khi nó không phải là con chị? Chị bảo: "Những lỗi lầm do người lớn gây ra không nên để trẻ con gánh chịu. Từ giờ đứa bé là con của chị." Tôi và mẹ đã lặng người đi khi nghe câu nói đó. Sau đó, chị hết mực yêu thương và chăm sóc đứa bé như thể nó là con ruột của chính mình. Anh rể vẫn hằng ngày ghé nhà cầu xin chị tha thứ và mong đón hai mẹ con về. Khoảng thời gian đầu, chị chỉ tỏ ra thờ ơ và lạnh nhạt nhưng sau hơn một tháng chị cũng quyết định về lại với tổ ấm của mình. " Sao chị không ly dị anh ta và kiếm một người khác tốt hơn?" tôi cay cú hỏi chị. Chị chỉ bình thản trả lời: "Dù có chuyện gì xảy ra chị cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc ly dị anh". "Chị tha thứ cho anh ta?". " Chị tha thứ lâu rồi, chỉ là chị cần thời gian để đối diện vói nó. Là một người phụ nữ chúng ta cần phải biết hy sinh và tha thứ để gìn giữ những điều tốt đẹp nhất!."
Đã 3 năm rồi, câu nói ấy của chị luôn đi theo tôi trên từng chặng đường. Nó giúp tôi cân bằng cảm xúc và tỉnh táo giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống cũng như tình cảm. Đến ngày hôm nay, nhìn gia đình chị quây quần hạnh phúc bên nhau, tôi hiểu rằng: "Sự hy sinh của một người phụ nữ không phải là một sự mất mát, đó là sự bù đắp cho một tình yêu trọn vẹn."
Tôi biết, ngoài kia có rất nhiều người phụ nữ hiện đại, họ thành đạt, dám khác biệt, dám thể hiện và thành công. Nhưng ẩn sâu trong họ luôn là đức tính hy sinh và tha thứ thiêng liêng chảy trong dòng máu con người Việt Nam.