Sự cố kinh khủng sau khi cấy que tránh thai, bác sĩ phải "đào bới" cơ thể bà mẹ trẻ để lấy que ra
Để tìm que cấy tránh thai, bác sĩ phải lấy ra một mảng mỡ có kích thước bằng hạt đậu để dễ nhìn hơn. Thế nhưng, họ vẫn không thấy que cấy đâu.
Que cấy tránh thai "biến mất" trong cơ thể, sau 2 lần tìm kiếm bác sĩ mới lấy được ra
Sau 5 tháng cấy que tránh thai vào tay, bà mẹ trẻ 23 tuổi, Kelly King sống tại Greenville, Michigan, đã bị chấn thương. Bác sĩ phải "đào bới" khắp cơ thể cô để tìm que cấy tránh thai đã biến mất. Trong cuộc phẫu thuật kéo dài 2 tiếng đồng hồ để tìm que cấy, các bác sĩ thậm chí phải lấy ra một mảng mỡ có kích thước bằng hạt đậu để có thể nhìn thấy tốt hơn. Thế nhưng, họ vẫn không tìm thấy que cấy đâu.
Bà mẹ trẻ 23 tuổi, Kelly King sống tại Greenville, Michigan, đã phải lấy que cấy tránh thai ra sau khi gặp rắc rối.
Để không "tra tấn" cô ấy thêm nữa, bác sĩ buộc phải cho cô xuất viện với 5 vết thương và những vết khâu. Đến tháng 2 năm nay, khi kết quả siêu âm cho thấy que cấy đã di chuyển lên phía nách, các bác sĩ đã phẫu thuật lấy nó ra sau những phản ứng phụ nghiêm trọng mà cô Kelly đã phải chịu đựng.
Kể lại thời gian phải chịu đựng que cấy tránh thai từ tháng 9 năm 2016, cô Kelly cho biết: Lúc đầu tôi đã bị sốc. Tôi đã lo lắng khi họ nói rằng họ không thể tìm thấy nó. Tôi càng bực bội vì tôi đã ngồi ở đó rất lâu. Họ bắt đầu kéo dây chằng của tôi và lấy một mảnh mỡ ra từ tay vì nghĩ rằng như thế có thể nhìn thấy nó nhưng rồi cũng không hiệu quả. Tôi trở nên nhợt nhạt và rồi bác sĩ đã cho một cái hẹn vào lần sau để tìm tiếp". Kelly cũng tỏ ra khá tự ti vì những vết sẹo để lại sau lần tìm kiếm đó.
Phải sau 2 lần tìm kiếm, bác sĩ mới thấy que cấy tránh thai đã di chuyển lên phía nách của cô.
Lời cảnh báo với những phụ nữ khác
Khi biết tin que cấy tránh thai đã "biến mất" trong cơ thể, tâm trạng cô Kelly đã bị ảnh hưởng rất nặng nề. Cô trở nên rất tức giận và chán nản. Cô không muốn ra khỏi giường, đi làm nhưng như thế làm sao chăm sóc được con trai. Hiểu được tâm trạng này, giờ đâu, cô đưa ra cảnh báo cho các phụ nữ khác nên cân nhắc khi chọn hình thức kiểm soát sinh đẻ này.
"Tôi không biết phải làm gì. Tôi biết rằng có điều gì đó không ổn với mình nhưng lại không thể xác định được nó đến từ đâu. Tôi cảm thấy như không thể kiểm soát được cảm giác của mình. Tôi đang cố gắng để cảnh báo điều này với những phụ nữ khác. Tôi cũng không biết các triệu chứng có thể nặng đến mức nào nhưng đồng nghiệp của tôi cũng gặp điều tương tự - cô ấy cảm thấy như muốn phát điên", cô Kelly cho biết.
Trường hợp của bà mẹ trẻ Kelly King chỉ là một trong số những rắc rối có thể gặp với que cấy tránh thai. Mới đây, cô gái trẻ Tasha Hughes, 20 tuổi, sống tại Walsall, cũng đã gặp "tai nạn" với biện pháp tránh thai này. Cô bị một lượng chất lỏng tăng lên trên não và suýt nữa đã tử vong.
Cô gái trẻ Tasha Hughes, 20 tuổi, sống tại Walsall, cũng đã gặp "tai nạn" với que cấy tránh thai.
Tasha chia sẻ: "Thật là kinh khủng khi nghĩ rằng que cấy đó đã gần như làm tôi mất thị lực và suýt giết chết tôi. Mặc dù tôi vẫn tiếp tục quay trở lại với các bác sĩ phàn nàn về những cơn đau đầu nhưng họ lại không nghiêm túc kiểm tra cho tôi. Cuối cùng, khi đến gặp bác sĩ nhãn khoa thì mọi người mới nhận ra tình trạng của tôi nghiêm trọng tới mức nào. Tôi như hóa đá, tầm nhìn của tôi trở nên mờ đến nỗi mẹ tôi phải giúp tôi đi vệ sinh, và nếu chất lỏng không bị thoát ra khỏi não thì có thể tôi đã chết". Và mặc dù sau đó cô đã được cứu sống nhưng thị lực vẫn còn rất kém và không thể nhìn xa được.
Tasha cho biết, cô cũng hy vọng trường hợp của mình có thể sẽ cảnh báo được cho những người khác về tác dụng phụ tiềm ẩn nguy hiểm và ít được biết đến của việc cấy que tránh thai.
Một số tác dụng phụ của que cấy tránh thai
Một số triệu chứng mà phụ nữ có thể gặp khi thực hiện biện pháp cấy que tránh thai bao gồm buồn nôn, nhức đầu, thay đổi tâm trạng, mất tình dục và mụn trứng cá.
Que cấy tránh thai là một ống nhỏ linh hoạt dài khoảng 40mm được chèn vào dưới da của cánh tay. Phương pháp này có hiệu quả kéo dài trong 3 năm và chỉ nên được thực hiện bởi những bác sĩ được đào tạo và có kinh nghiệm để tránh những rủi ro không đáng có.
Que này có nhiệm vụ phóng ra progestogen vào cơ thể để làm dày chất nhầy cổ tử cung và làm mỏng lớp niêm mạc tử cung. Điều này làm cho tinh trùng khó di chuyển qua cổ tử cung và tử cung không chấp nhận trứng đã thụ tinh nên không thể có thai.
Nếu được cấy que đúng cách, hiệu quả đạt được có thể lên tới hơn 99%.
Nếu được cấy que đúng cách, hiệu quả đạt được có thể lên tới hơn 99%.
Sau khi cấy ghép, nếu có phản ứng phụ, que cấy có thể được lấy ra. Bạn có thể bỏ que cấy ra bất cứ lúc nào và khả năng thụ thai tự nhiên của bạn sẽ trở lại rất nhanh. Bác sĩ đã được huấn luyện sẽ kiểm tra cánh tay của chị em để xác định vị trí cấy ghép trước khi kéo nó ra. Công việc này thường chỉ mất vài phút đồng hồ. Đôi khi, các bác sĩ có thể cảm thấy khó tìm ra vị trí của que cấy, điều này có nghĩa là bệnh nhân phải trải qua siêu âm để tìm ra nó.
Bekki Burbidge, từ tổ chức từ thiện chăm sóc sức khỏe tình dục FPA cho biết: Que cấy tránh thai là phương pháp tránh thai an toàn cho hầu hết phụ nữ và là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để ngừa thai. Tuy nhiên, biện pháp này không phù hợp với một số phụ nữ mắc bệnh nào đó. Vì vậy, chị em nên cân nhắc khi quyết định có lựa chọn biện pháp tránh thai này hay không.
Nguồn: NHS Choices
Theo DailyMail