Sếp muốn nói nhân viên phải nghe, đe nhân viên phải sợ thì cần có 6 đặc điểm này

Quiry,
Chia sẻ

Các sếp ơi, cùng nghía qua 6 đặc điểm tương đương với 6 chữ cái trong từ L-E-A-D-E-R dưới đây nhé!

Mỗi một nhóm, một tổ chức đều mang trong mình sắc màu riêng và bạn chính là người tiên phong, giữ gìn nét đặc trưng ấy. Điều này mang đến nhiều thách thức nhưng cũng chất chứa những cơ hội tiềm năng. Tuy nhiên, hãy yên tâm vì bạn sắp bỏ túi 6 công thức dưới đây để sẵn sàng trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ.

L - Look & Listen: Người lãnh đạo phải biết quan sát và lắng nghe

Ngay cả khi mới bước vào vị trí lãnh đạo, bạn phải trang bị ngay cho mình những kỹ năng này. Hãy dành thời gian để quan sát mọi thứ xung quanh và xem điều gì đang xảy ra với nhóm của mình. Những thành viên nhóm bạn đang ưu tiên và dành thời gian rảnh vào những việc gì. Không người nhân viên nào thích một vị sếp khó tính, chỉ biết cằn nhằn và hay ra lệnh.

Sếp muốn nói nhân viên phải nghe, đe nhân viên phải sợ thì cần có 6 đặc điểm dưới đây không được sót cái nào - Ảnh 1.

Hãy lắng nghe mong muốn, nguyện vọng nhân viên mình. Những thứ nhỏ nhặt này thậm chí có thể giúp bạn hiểu rõ về tính cách, điểm mạnh, điểm yếu của từng người trong nhóm, từ đó bước đầu định hình được phong cách, nguyên tắc làm việc của nhóm bạn đang quản lý.

E - Emotional Bonding: Tinh thần kết nối của người lãnh đạo

Một người sếp được nhân viên yêu quý sẽ là người luôn có ý thức xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp. Hãy quan tâm tới nhân viên của mình hơn bằng cách hỏi han họ về gia đình, cuộc sống hàng ngày. Nhưng hãy cẩn thận nhé, quan tâm chứ không phải săm soi, đừng để nhân viên nghĩ rằng bạn đang quản thúc cuộc đời họ. Ghi nhớ ngày sinh nhật của các thành viên, hỏi xem một ngày của họ diễn ra như nào và đôi khi mở một bữa tiệc kết nối các thành viên trong nhóm.

Sếp muốn nói nhân viên phải nghe, đe nhân viên phải sợ thì cần có 6 đặc điểm dưới đây không được sót cái nào - Ảnh 2.

Ngoài ra, chia sẻ những mẩu chuyện riêng tư từ cuộc sống cá nhân của bạn, hãy để nhân viên biết đến một khía cạnh khác của bạn ngoài hình ảnh người sếp khó tính, khắt khe. Những hành động nhỏ sẽ xóa đi khoảng cách cấp trên - cấp dưới và chắc chắn teamwork có thể làm việc hiệu quả.

A - Awareness: Nhận thức

Như một con báo có thể ngửi thấy mùi nguy hiểm của bác thợ săn, một người lãnh đạo cần phải nhận thức rõ tình huống, tỉnh táo trước những cám dỗ và đưa ra những quyết định sáng suốt. Nhận thức cao giúp bạn có được những thông tin quan trọng góp phần cho thành công cả nhóm. Nên nhớ, bạn chính là người chèo lái, dẫn dắt team làm việc hiệu quả và năng suất nhất.

D - Doing: Hành động

Có câu thành ngữ “When you take an action, others will notice”. (Khi bạn hành động, mọi người sẽ chú ý đến bạn)

Điều này hoàn toàn đúng khi bạn là một nhà lãnh đạo. Đừng chỉ ngồi một chỗ mà phân tích vấn đề, điều đó chỉ dẫn đến vô vàn những giải pháp nửa vời không được đi vào thực tế. Hãy đứng dậy và bắt tay vào giải quyết ngay nào. Một nhà lãnh đạo là phải hành động.

Sếp muốn nói nhân viên phải nghe, đe nhân viên phải sợ thì cần có 6 đặc điểm dưới đây không được sót cái nào - Ảnh 3.

E - Empowerment: Trao quyền

Đừng bao giờ lạm quyền để bắt ép nhân viên làm việc mà hãy trao cho họ quyền quyết định những gì họ đang làm. Bằng cách tin tưởng nhân viên của mình, hãy để họ tự phát triển theo cách họ muốn.

R - Responsibility: Trách nhiệm

Nếu có bất kỳ vấn đề rủi ro nào, hãy là người đầu tiên đứng ra chịu trách nhiệm. Đừng ngần ngại nói câu “Tôi xin lỗi. Tôi đã làm sai”. Nhân viên sẽ thấy sếp mình ngầu hơn khi sếp có khả năng thừa nhận lỗi lầm và khi ấy bạn sẽ thấm nhuần “văn hóa tha thứ” nơi công sở. Ở đây, mọi người trung thực với nhau, ít sợ thất bại và không ngần ngại lên tiếng.

Sếp muốn nói nhân viên phải nghe, đe nhân viên phải sợ thì cần có 6 đặc điểm dưới đây không được sót cái nào - Ảnh 4.

Với 6 đặc điểm trên, bạn đã có đầy đủ tố chất để làm một nhà lãnh đạo chưa? Nếu chưa thì hãy nhanh bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho mình ngay nhé.

Theo CNBC

Chia sẻ