Sau tuổi 40, bác sĩ khuyên nên ăn nhiều 4 thứ để tim khỏe hơn
Càng nhiều tuổi, trái tim càng dễ bị suy nhược. Vì vậy, đối với người trung niên, nhất là sau tuổi 40 cần có biện pháp nuôi dưỡng trái tim.
Bác sĩ Ting (làm việc tại Sơn Đông, Trung Quốc) cho biết: Trái tim được ví là "nhà máy điện" của cơ thể, vai trò của nó là làm việc không ngừng nghỉ để cung cấp năng lượng, máu để duy trì sự sống của con người.
Thông qua quá trình lưu thông liên tục, tim bơm máu chứa oxy từ phổi đến toàn bộ cơ thể qua tâm thất trái, đồng thời đưa máu chứa carbon dioxide từ toàn bộ cơ thể đến phổi qua tâm thất phải để hoàn thành quá trình trao đổi chất.
Giữa kích thước trái tim và tuổi thọ có một mối quan hệ mật thiết, trái tim càng lớn đồng nghĩa với tuổi thọ càng ngắn. Ngoài ra, các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng nhịp tim càng ổn định thì càng dễ sống lâu.
Càng nhiều tuổi, trái tim càng dễ bị suy nhược. Vì vậy, đối với người trung niên, nhất là sau tuổi 40 cần có biện pháp nuôi dưỡng trái tim.
Các dấu hiệu trái tim mắc bệnh
Khó thở
Bệnh tim có thể làm giảm chức năng bơm máu của tim, khiến cơ thể thiếu oxy, dẫn đến khó thở. Khi cảm thấy khó thở, thở khò khè hoặc không thể hít sâu, bạn cần cảnh giác và đi khám sớm.
Mệt mỏi và suy nhược
Bệnh tim có thể khiến tim bơm máu kém hơn, làm cơ thể thiếu oxy, dẫn đến mệt mỏi và cảm giác yếu ớt.
Buồn nôn, khó chịu dạ dày
Buồn nôn, khó tiêu, đau hoặc khó chịu dạ dày là một trong những dấu hiệu cảnh báo đau thượng vị và nhồi máu cơ tim. Trên kết quả nghiên cứu hơn 2000 ca đau tim năm 2018, 67% số bệnh nhân nữ và 53% bệnh nhân nam gặp phải triệu chứng này.
Cảm thấy tức ngực
Tim của chúng ta nằm lệch về phía bên trái của lồng ngực nên mọi người thường cho rằng đau tim xuất phát từ những cơn đau lồng ngực trái. Tuy nhiên, vị trí đó chỉ hơi lệch một chút, nên trên thực tế các cơn đau vẫn sẽ tập trung ở giữa ngực. Các cơn đau tim thường gây cảm giác đè nén lên vùng trung tâm lồng ngực, đi kèm với cả cảm giác tức hoặc co thắt.
Bác sĩ khuyên ăn nhiều 4 thứ này để tim trẻ hơn
1. Đậu phộng
Theo bác sĩ Ting, các axit béo không bão hòa trong đậu phộng có thể làm giảm lipid và cholesterol trong máu một cách hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh tim mạch và mạch máu não. Ngoài ra, đậu phộng rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin E và các hợp chất polyphenolic.
Những chất chống oxy hóa này giúp giảm tổn thương gốc tự do trong cơ thể, giảm viêm và stress oxy hóa, đồng thời giúp bảo vệ tim khỏi bị hư hại.
2. Hạnh nhân
Bác sĩ cho rằng bệnh nhân có vấn đề về tim nên tiêu thụ nhiều hạnh nhân trong chế độ ăn uống.
Sở dĩ là bởi hạnh nhân có thể bảo vệ tim mạch hiệu quả là do hạnh nhân rất giàu magie, kẽm, vitamin E. Do đó có thể giảm thiểu sự kích thích của cholesterol có hại lên hệ thống tim mạch, giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.
Ngay cả khi người khỏe mạnh, ăn nhiều hạnh nhân cũng có thể làm giảm sự xuất hiện của bệnh tim.
3. Măng tây
Măng tây là một loại rau rất bổ dưỡng, giàu axit folic, vitamin C, kẽm và các chất dinh dưỡng khác, có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng axit folic trong măng tây có thể làm giảm mức độ homocysteine trong máu một cách hiệu quả, do đó ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tim.
Ngoài ra, măng tây cũng rất giàu vitamin C, có thể giúp giảm lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
4. Yến mạch
Bột yến mạch là một loại ngũ cốc rất tốt cho sức khỏe, không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn được chứng minh là có tác dụng bảo vệ tim. Bột yến mạch có nhiều chất xơ hòa tan, chất phytosterol có thể giúp giảm mức cholesterol. Nếu thường xuyên ăn yến mạch trong chế độ ăn kiêng, có thể giảm thiểu sự xuất hiện của bệnh tim và giúp tim trẻ hơn một cách hiệu quả.