Sau tờ "giấy bàn giao" vô tình ấy, là đứa con lớn lên không có mẹ bên đời...
Nhìn cảnh thằng bé con bíu chặt lấy chân mẹ trong khi mẹ viết “giấy bàn giao” để trao em cho bà nội và bố, trái tim một người mẹ nào có lẽ cũng như bị bóp nghẹt trong nỗi xót xa.
Những ngày qua, thông tin về em bé 2 tuổi ở Sơn La bị bỏ rơi ở một quán phở xa lạ tận Hà Nội cứ xoáy vào trái tim người mẹ như tôi. Tôi cứ băn khoăn mãi, chẳng hiểu vì lý do gì mà người mẹ ấy nỡ lòng bỏ rơi đứa bé còn thơ dại ở một chốn xa xôi, không bóng người quen thuộc như thế? Rồi lại nghĩ, hay chị ấy đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nào đó, bố em bé, theo lời trong bức thư chị viết lại, là kẻ nghiện ngập và đang chịu tù, túng quẫn chẳng còn cách nào khác, mới bỏ rơi bé? Dù với lý do gì, tôi đã tin, người mẹ ấy hẳn rất đau lòng và suy nghĩ lung lắm, mới dám có một quyết định động trời như thế. Tôi đã tin, chị ấy có thể là một chị Dậu trong thời của chúng ta, đã đến bước đường cùng, chẳng còn nơi nương náu, không còn kế sinh nhai, không thể lo thân huống hồ chăm con nhỏ. Tôi đã tin, chị bỏ rơi con với hy vọng, đứa bé sẽ tìm được một gia đình khác tốt hơn, khá giả hơn chị, một gia đình hiếm muộn sẽ đón bé về…
Và hôm qua, khi đọc những dòng tin thông báo, sau 2 ngày, mẹ em bé đã đến đón con về nhà. Bé đã chẳng còn những ngày lo lắng, sợ hãi khi xung quanh toàn là người lạ, đã không còn hoảng hốt vì được mẹ ôm vào lòng, được mẹ đưa về nhà. Tôi đã thở phào, vì cuối cùng, người mẹ ấy cũng đã suy nghĩ lại, cũng quyết định, dù thế nào cũng sẽ giữ lại con, sẽ chăm sóc và yêu thương con. Trái tim của tôi, trái tim của một người mẹ, đã tha thứ cho những điều trước đó mình băn khoăn, đã hân hoan tin rằng, người mẹ ấy có lẽ đã dũng cảm để đối mặt với tất cả khó khăn trước mắt, để “nuôi con chẳng quản chi thân, bên ướt mẹ nằm bên ráo con lăn…”. Tôi đã vỡ òa hạnh phúc khi nhìn thấy ánh mắt đẫm lệ mới hôm trước còn khóc nức nở không dứt vì bị bỏ rơi, hôm qua vẫn ướt, nhưng là vì hạnh phúc khi nép vào ngực mẹ, và đã tin rằng, cổ tích và tình yêu vẫn tồn tại trên đời.
Hình ảnh này, hôm qua đã khiến tôi hạnh phúc vô bờ, vì tin rằng mẹ bé đã dũng cảm nhận con về.
Thế rồi, hôm nay, những dòng tin khác về em bé ấy, thêm một lần nữa khiến tôi nghẹt thở. Vừa đón con về nhà, người mẹ ấy đã viết giấy “bàn giao” con cho bố và bà nội nuôi, “bàn giao” cả trách nhiệm chăm sóc bé từ giờ về sau, vì chị “ăn năn hối lỗi với việc bỏ con ở Hà Nội” và cũng vì “không còn khả năng nuôi dưỡng” con. Trong bức ảnh, chẳng biết ai đã chụp được và đang lan truyền nhanh trên mạng xã hội, người mẹ đang ngồi viết lá đơn bàn giao con giữa rất đông những người chứng kiến, có lẽ là người nhà của em bé; và đứa bé mới được đón về hôm qua, ngồi thụp xuống chân, ôm ghì lấy chân mẹ, đầu cúi gằm xuống đất. Cái dáng ôm, dáng ngồi của cậu bé, và có lẽ, là cả đôi mắt đang khóc nhè kia, là cả tình yêu, là sự vồ vập và khát thèm của đứa bé vừa được trở về từ cõi lạ, có lẽ có cả trong đó là lời nhắn nhủ đầy yêu thương: “Mẹ ơi mẹ đừng đi đâu nữa, mẹ ở đây với con nhé!”.
Nhưng em bé đâu biết, đó là lúc mẹ bé đang viết lá đơn “bàn giao” con, dứt bỏ con khỏi vòng tay mình, cuộc đời mình, mãi mãi. Mẹ bé bỏ rơi bé ở Hà Nội, đến nhận bé về, rồi một lần nữa lại để bé rời khỏi vòng tay mình, dù là để về với bố ruột của bé. Trong nội dung lá đơn “bàn giao” đầy lỗi chính tả ấy, chị kể, mình và chồng có với nhau hai mặt con, và sau khi ly hôn với chồng năm 2015, chị được tòa xử nuôi đứa nhỏ - chính là cậu bé bị bỏ rơi ít hôm trước – và chồng chị chịu trách nhiệm nuôi đứa lớn. Chị bảo, từ nay, chị sẽ giao lại đứa bé cho bố và bà nội chăm sóc…
Cái ôm ghì đầy yêu thương của em bé, ngay cả phút mẹ viết giấy từ bỏ mình, khiến trái tim những người mẹ như tôi thổn thức.
Tôi hiểu, mình không có quyền gì phán xét người mẹ ấy, không có quyền gì yêu cầu chị phải giữ lại con, phải yêu thương và chăm sóc con như tôi kỳ vọng. Nghe phong thanh, chị có những nỗi khổ riêng. Nghe nói, chị đã bắt đầu một cuộc sống mới, với một người đàn ông khác, người ấy cũng có con riêng… Nghe nói, chính người đàn ông ấy là kẻ đã cùng chị bỏ lại đứa trẻ là máu mủ ruột rà của chị ở Hà Nội. Và nghe đâu, chị phải có mặt trong ngày đón con, vì thằng bé lạ bố, nó chẳng nhớ, chẳng nhận ra bố là ai, mà chỉ quen thuộc với mẹ mà thôi. Không có mẹ, nó chẳng chịu về nhà, và cũng không nhận nhà bên nội là nhà…
Nếu những lời phong thanh ấy có thật, người ta có thể trách chị là một người mẹ vô tâm, một người mẹ lạnh lùng, chỉ vì hạnh phúc mới của riêng mình mà vứt bỏ giọt máu bé nhỏ ấy. Người ta có cơ sở để tin rằng, chị, với sự trợ giúp và tác động của người đàn ông kia, sẵn sàng bỏ rơi em bé nếu không bị chồng cũ phát hiện và đến đón con về. Người ta có thể hiểu, chị coi đứa trẻ là rào cản tiến đến hạnh phúc mới của mình, vì chẳng dễ có một người đàn ông đến sau nào lại chấp nhận cả người đàn bà lẫn con của người đàn bà ấy, và việc “bàn giao” con cho nhà nội, thực ra là một động thái để được nhàn thân…
Cũng có thể, những người thoáng hơn sẽ bảo, phụ nữ, dầu gì cũng phải sống cho mình, phải thương mình, phải đi tìm hạnh phúc mới. Rằng nếu có trách, thì hãy trách những người đàn ông, một người đã rời bỏ cuộc đời chị, còn người kia đã không đủ bao dung để đón vào lòng mình một sinh linh mang dòng máu kẻ khác…
Lá đơn bàn giao chị tự tay viết, để từ bỏ "thế giới nhỏ" của mình.
Mọi quyết định đều có lý do của nó, người ngoài cuộc đôi khi khó lòng biết được tận tường. Bỏ con rồi lại đến đón con về, đón con về rồi lại viết giấy bàn giao con cho nhà nội. Người ngoài, như tôi, có người nổi giận, có người bênh, nhưng người mẹ trong cuộc, có lẽ cũng có lý do riêng, nỗi khổ riêng, và hẳn là đang đau đớn lắm. Bất cứ người mẹ nào cũng muốn nuôi, muốn ở gần con mình, bởi trên đời này không có ai thương con bằng mẹ, và cũng chẳng có ai yêu mẹ như con lúc còn bé bỏng. Chẳng ai lại muốn rời xa thứ mà mình yêu nhiều và cũng yêu mình vô điều kiện như vậy. Làm sao chị có thể an yên sống tiếp, những ngày tháng tới, khi chính chị đã viết giấy từ bỏ quyền làm mẹ của mình, trong lúc đôi tay bé nhỏ của con ôm ghì lấy chân như van nài, cầu khẩn, như đang tự bù đắp lại hai ngày xa cách?
Nhưng đó là chuyện người lớn. Tôi cứ nghĩ, người lớn có cách đối phó và sống với nỗi đau, nỗi dằn vặt của họ. Còn con trẻ thì sao? Thế giới của chúng, ít nhất trong những năm đầu đời là mẹ. Mẹ là điều tuyệt vời nhất, êm ấm và dễ chịu nhất với tất thảy em bé, đương nhiên, cả cậu bé 2 tuổi “của chúng ta” nữa. Bé yêu mẹ biết chừng nào. Bé hẳn đã hạnh phúc chừng nào khi được mẹ đón về, nhưng từ nay, con sẽ thiếu hơi ấm của mẹ, sẽ về với bà, với bố, cũng là máu mủ ruột rà, nhưng là một thế giới khác. 2 tuổi, con sẽ phải tự ép mình lớn lên để đối diện với nỗi đau ấy, sự mất mát ấy.
Đứa trẻ 2 tuổi bị mẹ bỏ rơi đến 2 lần, lần thứ nhất ở một quán phở, lần thứ hai là dứt khỏi cuộc đời mình, con sẽ đối diện việc này ra sao?
Nhìn vào đứa trẻ lí lắc của mình, con bé cũng mới tròn 2 tuổi tháng trước, thi thoảng đêm giật mình dậy khóc, mắt vẫn nhắm mà tay quờ khắp nơi để tìm, miệng u ơ: “Mẹ, mẹ ơi”, ăn gì cũng nhớ để dành phần mẹ, thi thoảng nhào vào lòng, chồm lên thơm má mẹ rồi thỏ thẻ: “Con nhớ mẹ thế!” để nịnh mẹ rời khỏi màn hình máy tính những tối làm muộn… tôi bật khóc khi nghĩ về cậu bé ấy. Con không mồ côi vì bố mẹ còn sống, con không bị bỏ rơi ở một ngôi nhà xa lạ nữa vì bố và mẹ đã đón con về, nhưng con cũng chẳng còn mẹ bên đời mình, để nũng nịu, để vùi đầu vào ngực mẹ, để khóc cười trong veo nữa. Con sẽ sống tiếp thế nào, ở tuổi lên 3, và những năm tiếp theo đây, con trai bé bỏng ơi?
Và hôm qua, khi đọc những dòng tin thông báo, sau 2 ngày, mẹ em bé đã đến đón con về nhà. Bé đã chẳng còn những ngày lo lắng, sợ hãi khi xung quanh toàn là người lạ, đã không còn hoảng hốt vì được mẹ ôm vào lòng, được mẹ đưa về nhà. Tôi đã thở phào, vì cuối cùng, người mẹ ấy cũng đã suy nghĩ lại, cũng quyết định, dù thế nào cũng sẽ giữ lại con, sẽ chăm sóc và yêu thương con. Trái tim của tôi, trái tim của một người mẹ, đã tha thứ cho những điều trước đó mình băn khoăn, đã hân hoan tin rằng, người mẹ ấy có lẽ đã dũng cảm để đối mặt với tất cả khó khăn trước mắt, để “nuôi con chẳng quản chi thân, bên ướt mẹ nằm bên ráo con lăn…”. Tôi đã vỡ òa hạnh phúc khi nhìn thấy ánh mắt đẫm lệ mới hôm trước còn khóc nức nở không dứt vì bị bỏ rơi, hôm qua vẫn ướt, nhưng là vì hạnh phúc khi nép vào ngực mẹ, và đã tin rằng, cổ tích và tình yêu vẫn tồn tại trên đời.
Nhưng em bé đâu biết, đó là lúc mẹ bé đang viết lá đơn “bàn giao” con, dứt bỏ con khỏi vòng tay mình, cuộc đời mình, mãi mãi. Mẹ bé bỏ rơi bé ở Hà Nội, đến nhận bé về, rồi một lần nữa lại để bé rời khỏi vòng tay mình, dù là để về với bố ruột của bé. Trong nội dung lá đơn “bàn giao” đầy lỗi chính tả ấy, chị kể, mình và chồng có với nhau hai mặt con, và sau khi ly hôn với chồng năm 2015, chị được tòa xử nuôi đứa nhỏ - chính là cậu bé bị bỏ rơi ít hôm trước – và chồng chị chịu trách nhiệm nuôi đứa lớn. Chị bảo, từ nay, chị sẽ giao lại đứa bé cho bố và bà nội chăm sóc…
Tôi hiểu, mình không có quyền gì phán xét người mẹ ấy, không có quyền gì yêu cầu chị phải giữ lại con, phải yêu thương và chăm sóc con như tôi kỳ vọng. Nghe phong thanh, chị có những nỗi khổ riêng. Nghe nói, chị đã bắt đầu một cuộc sống mới, với một người đàn ông khác, người ấy cũng có con riêng… Nghe nói, chính người đàn ông ấy là kẻ đã cùng chị bỏ lại đứa trẻ là máu mủ ruột rà của chị ở Hà Nội. Và nghe đâu, chị phải có mặt trong ngày đón con, vì thằng bé lạ bố, nó chẳng nhớ, chẳng nhận ra bố là ai, mà chỉ quen thuộc với mẹ mà thôi. Không có mẹ, nó chẳng chịu về nhà, và cũng không nhận nhà bên nội là nhà…
Nếu những lời phong thanh ấy có thật, người ta có thể trách chị là một người mẹ vô tâm, một người mẹ lạnh lùng, chỉ vì hạnh phúc mới của riêng mình mà vứt bỏ giọt máu bé nhỏ ấy. Người ta có cơ sở để tin rằng, chị, với sự trợ giúp và tác động của người đàn ông kia, sẵn sàng bỏ rơi em bé nếu không bị chồng cũ phát hiện và đến đón con về. Người ta có thể hiểu, chị coi đứa trẻ là rào cản tiến đến hạnh phúc mới của mình, vì chẳng dễ có một người đàn ông đến sau nào lại chấp nhận cả người đàn bà lẫn con của người đàn bà ấy, và việc “bàn giao” con cho nhà nội, thực ra là một động thái để được nhàn thân…
Cũng có thể, những người thoáng hơn sẽ bảo, phụ nữ, dầu gì cũng phải sống cho mình, phải thương mình, phải đi tìm hạnh phúc mới. Rằng nếu có trách, thì hãy trách những người đàn ông, một người đã rời bỏ cuộc đời chị, còn người kia đã không đủ bao dung để đón vào lòng mình một sinh linh mang dòng máu kẻ khác…
Lá đơn bàn giao chị tự tay viết, để từ bỏ "thế giới nhỏ" của mình.
Nhưng đó là chuyện người lớn. Tôi cứ nghĩ, người lớn có cách đối phó và sống với nỗi đau, nỗi dằn vặt của họ. Còn con trẻ thì sao? Thế giới của chúng, ít nhất trong những năm đầu đời là mẹ. Mẹ là điều tuyệt vời nhất, êm ấm và dễ chịu nhất với tất thảy em bé, đương nhiên, cả cậu bé 2 tuổi “của chúng ta” nữa. Bé yêu mẹ biết chừng nào. Bé hẳn đã hạnh phúc chừng nào khi được mẹ đón về, nhưng từ nay, con sẽ thiếu hơi ấm của mẹ, sẽ về với bà, với bố, cũng là máu mủ ruột rà, nhưng là một thế giới khác. 2 tuổi, con sẽ phải tự ép mình lớn lên để đối diện với nỗi đau ấy, sự mất mát ấy.