Quan niệm dân gian rằng tháng Cô hồn "đen hơn tiền đồ chị Dậu" nay đã có chút lý giải khiến bạn phải bất ngờ

JJJ,
Chia sẻ

Trong năm làm gì thì làm, nhưng hễ động thổ, cưới hỏi, khai trương... cứ đến tháng 7 âm là né hết. Vì sao lại thế?

Tháng cô hồn trong tín ngưỡng dân gian

Theo quan niệm dân gian Á Đông, tháng 7 âm lịch hay tháng cô hồn, xuất phát từ việc Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan (cửa khẩu ngăn cách trần gian và âm thế) vào 2/7 hằng năm.

Khi đó, các thể loại ma quỷ được cho là đói khát sẽ tràn về dương gian chơi bời rồi quay trở về vào hôm rằm.

Vào thời gian này trong năm, người dân Việt Nam và nhiều nước châu Á khác thường cúng cháo, gạo, muối để quỷ đói ăn cho no bụng, khỏi phiền nhiễu việc dương thế.

Bây giờ thì tôi đã hiểu vì sao tháng cô hồn lại đen - Ảnh 1.

Hình ảnh Quỷ Môn Quan dưới trí tưởng tượng của 1 họa sĩ Trung Quốc

Cũng trong hệ tư tưởng đó, người Á Đông cho rằng con người không chỉ là cỗ máy sinh học phức tạp, bên cạnh phần "xác" còn có phần "hồn".

Khi con người chết đi, phần xác sẽ mất nhưng hồn vẫn còn đó. Tuy nhiên, số phận của hồn ma bóng quế cũng đa dạng lắm: Kẻ được đầu thai, người lại bị đày xuống âm ty rồi biến thành quỷ đói.

Cứ thế qua thời gian, cứ đến tháng 7 âm lịch là người Việt lại dặn nhau ra đường phải nhìn trước ngó sau, làm gì cũng nên thận trọng. Đặc biệt, việc lớn như cưới hỏi, khai trương, động thổ... nếu cần né tháng cô hồn vì sợ đen đủi.

Chuyện may mắn, đen đủi diễn ra trong đời

Trước khi tìm hiểu vì sao tháng cô hồn thường đen đủi, chị em có biết may mắn được định nghĩa như thế nào?

Trong cả quan niệm của tây lẫn ta, may mắn dùng để chỉ sự việc từ "tích cực cho đến rất tích cực" bất ngờ diễn ra với cá nhân hay tập thể. Tuy nhiên, với đại đa số thì xác suất để may mắn xảy ra cực kỳ thấp.

Bây giờ thì tôi đã hiểu vì sao tháng cô hồn lại đen - Ảnh 2.

Thường thì, may mắn là cách chúng ta vin vào để giải thích cho những hiện tượng vượt ra khỏi tầm kiểm soát như: Tai nạn không chết, trúng số độc đắc, vừa đẻ ra đã biết bố mình thuộc top 100 người giàu nhất thế giới... và nhiều thứ khác nữa.

Với những cách diễn giải siêu nhiên, may mắn được coi là thuộc tính vốn có của cá nhân. Ngoài ra may mắn có thể vun đắp bằng việc ăn ở nhân nghĩa, sống đẹp với đời.

Fujiko Fujio, cha đẻ của Doraemon, đã mượn 1 chương truyện ngắn để diễn giải về sự may mắn trong đời cho thiếu nhi. Khi đó, Doraemon tách đôi 1 sợi dây thừng và nói với Nobita rằng: "May mắn và xui xẻo cũng như 2 đầu dây kết nên sợi thừng này, chúng đến luân phiên và đôi khi cậu không biết mình sẽ gặp chuyện gì..."

Tháng 7 âm lịch hay tháng cô hồn có thực sự xui xẻo như chúng ta nghĩ?

Bây giờ thì tôi đã hiểu vì sao tháng cô hồn lại đen - Ảnh 3.

Phải khẳng định với chị em rằng, không hề có tài liệu chính thống hay nghiên cứu khoa học dám bảo tháng 7 âm xui xẻo hơn các tháng khác trong năm.

Như ở trên đã diễn giải tháng cô hồn theo tín ngưỡng dân gian, còn về mặt khoa học thì sao?

Mưa, mưa và mưa liên tục

Ở Việt Nam, những cơn mưa đầu tháng 7 âm lịch được gọi là "Mưa Ngâu" (dân gian bảo đó là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ).

Đi kèm với những cơn mưa lúc thưa thớt, lúc liên tục rả rích là câu tục ngữ "Vào mùng 3, ra mùng 7" - tức là thường có mưa vào mùng 3 - 7, 13 - 17 và 23 - 27 âm lịch.

Điều này đến từ khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng của Việt Nam, đặc biệt tháng 7 âm lịch lại là thời điểm chuyển giao giữa hè và thu. Tóm lại là thời tiết không thuận lợi, mưa nắng thất thường.

Vì lẽ đó mà hầu như tháng 7 âm người ta không tổ chức cưới hỏi, mua bán xe cộ hay nhà cửa, cảnh vật nhìn đã không vui, đi lại còn khó khăn thì né ra là đúng rồi.

Độ ẩm cao dễ khiến tâm trạng đi xuống, tăng khả năng mắc bệnh hô hấp

Việc nóng chẳng ra nóng, mát chẳng ra mát khiến người có cơ địa hô hấp không tốt vô cùng mệt mỏi.

Mưa nắng sụt sùi thì mũi người sụt sịt, tự dưng cả tháng ốm o thì rõ ràng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, suy nghĩ và hành động.

Chuyên trang tâm lý Psychcentral dẫn kết quả nghiên cứu vào năm 1984 của 2 nhà khoa học Howard và Hoffman như sau:

"Độ ẩm, nhiệt độ và số giờ nắng chiếu ảnh hưởng lớn đến tâm trạng. Độ ẩm cao làm giảm khả năng tập trung, đồng thời làm tăng sự ngái ngủ ở con người. Sau quá trình theo dõi nhịp sinh hoạt của 24 sinh viên trong 11 ngày, chúng tôi nhận thấy: Số giờ nắng chiếu làm tăng sự lạc quan ở con người, tăng thời gian nắng chiếu thì sự lạc quan, vui vẻ cũng tăng lên".

Hiểu theo cách vô vi thì tháng 7 âm lịch không có lỗi, chỉ là điều kiện khách quan vốn đã không hợp lý để làm chuyện lớn rồi.

Thôi thì, chẳng phải mỗi tháng cô hồn, lúc nào cũng nên thận trọng chị em nhé!

Chia sẻ