BÀI GỐC Làm thế nào để chồng "vui vẻ"... đưa tiền lương cho vợ?

Làm thế nào để chồng "vui vẻ"... đưa tiền lương cho vợ?

(aFamily)- Có cách nào khéo léo và hiệu quả, mong mọi người có kinh nghiệm chỉ giúp tôi. Chờ tin của mọi người.

34 Chia sẻ

Để chồng "vui vẻ" đưa lương, hãy cho chồng quản lý chi tiêu vài tháng

,
Chia sẻ

(aFamily)- Cứ cho chồng quản lý chi tiêu mấy tháng là chồng sợ mà vui vẻ đưa lương ngay...

Chồng em thì gia trưởng và cũng hơi kẹt sỉ một tý. Ngay từ ngày mới cưới, chồng đã thỏa thuận rằng, chồng sẽ góp phân nửa tiền chi tiêu trong gia đình, còn phần ai người nấy tiết kiệm. Chồng cứ lo em không biết giữ tiền, đặc biệt là khi em kêu ca một tháng chi tiêu cho hai vợ chồng 5 triệu không đủ, mệt quá.

Mọi người đừng bảo em tiêu hoang. Hai vợ chồng em chưa có nhà Hà Nội, hàng tháng vẫn phải đi thuê, nguyên tiền nhà đã hết gần 2 triệu rồi. Rồi tiền điện, nước, gas, mạng, truyền hình cáp mỗi tháng cũng hết khoảng hơn 700k nữa. Chi phí sinh hoạt cũng không hề rẻ. Buổi sáng, trưa, tối hai vợ chồng đều ăn ở nhà, chứ không ra ngoài hàng, nên chi tiêu rất nhiều. Các chi phí cưới xin, giỗ chạp, chồng cũng bảo trích quỹ chung ra mà tiêu.
 
Quỹ chung là số mà mỗi người góp 2,5 triệu đấy. Tháng nào có một đám cưới còn đỡ, tháng nào vài ba cái thì mặt em hệt như người mất sổ gạo vậy. Thế mà chồng có chiểu cho đâu, lại ý nói vợ ăn tàn phá hoại, không biết vun vén. 

Em thực sự mệt mỏi với sự cằn nhằn của chồng, xưa nay em đâu phải là đứa hoang phí, đi chợ thì cân lên đặt xuống mãi mới mua chứ cũng chả dám phóng tay. Mua sắm cho bản thân thì em trích tiền riêng rồi, đâu chạm vào quỹ chung đâu, mà em cũng chẳng dám mua nhiều, chỉ là những thứ tối thiểu nhất. Chồng không đưa lương nhưng để ý chi tiêu rất kỹ. Bực cả mình. 

Cuối cùng, em đề nghị rằng mỗi tháng em sẽ đưa chồng 3 triệu, để chồng tự chi tiêu, hàng ngày đi chợ chồng đưa tiền, về em sẽ báo cáo đầy đủ, chi tiết, ăn uống gì cũng do chồng quyết định luôn, em chỉ thi hành rồi. Em tăng hẳn lên 3 triệu cho chồng dễ xử, xem có làm được không? Chồng vênh mặt lên bảo rồi sẽ cho em thấy. 

Kết quả là chồng ra lệnh ăn thịt triền miên, chả đổi món được gì mà chi phí cũng không hề rẻ. Cuối tháng, chồng cầm hóa đơn các khoản mặt còn đần hơn cả mặt em. Tháng đó lại thêm những 4 cái đám cưới, em thấy chồng cứ thở vắn than dài, buồn cười lắm vẫn cứ nhịn. Tháng đó, chồng sợ hẳn, phải bù ra kha khá tiền, nên sau không còn em trách em hoang phí, không biết căn ke nữa. 

Em bảo em đã tiết kiệm hết mức có thể rồi, chứ không phải là vung tay quá trán. Chồng thích quản chuyện chi tiêu cứ quản, em chỉ đâu đánh đấy càng nhàn. Cả tiền lương của em còn, em cũng đưa chồng tiết kiệm nốt cho xong, mỗi tháng em chỉ lấy 1 ít tiền xăng xe, tiêu vặt thôi.
 
Chồng lúc này mới bảo: anh sợ rồi, mà cũng tin tưởng ở khả năng chi tiêu của em rồi. Thôi, lương hàng tháng được bao nhiêu anh đưa hết, chi tiêu ra sao là việc của em. Tiền bạc thu về một mối, vợ chồng mình cố tiết kiệm sớm mua cái nhà chung cư cho đỡ khổ. 

Rồi chồng tự nguyên đưa hết lương cho em, không phải nhắc, cũng chẳng phải kỳ kèo. Nhìn chung, đàn ông nếu cứ để họ “nhìn từ trên xuống” mà không có thực tế, họ sẽ không tin tưởng, phải để họ trực tiếp làm, trực tiếp chi tiêu thì mới biết tốn kém ra sao. Em không biết cách của em có áp dụng được trong chuyện nhà chị Ngát không, vì hình như hoàn cảnh cũng khác nhiều, nhưng với chị em khác có chồng cũng gia trưởng và căn ke thì áp dụng hiệu quả đấy ạ.

Chia sẻ