Phát hiện mắc 6 dấu hiệu này là chị em đang tiêu tiền nhiều hơn khả năng tài chính của bản thân
Nếu bạn không muốn tương lai của mình rơi vào cảnh nghèo khó thì ngay từ bây giờ hãy quan tâm và chú ý tới cách chi tiêu tài chính của bản thân.
Các chuyên gia tài chính thường khuyên khách hàng của họ rằng muốn trở nên giàu có hãy cố gắng sống và ăn tiêu dưới mức thu nhập. Tuy nhiên, nói thì khá dễ, thực hiện mới là điều khó. Nhất là với những ai đang sở hữu mức thu nhập chỉ ở mức trung bình hoặc còn các khoản vay tín dụng, hỗ trợ tài chính còn tồn đọng.
Và dành cho những ai đang muốn tiết kiệm hay đầu tư thì có một vài dấu hiệu sẽ giúp bạn phát hiện mình đang chi tiêu không đúng hướng. Đó là mức chi tiêu nhiều hơn khả năng tài chính của bản thân. Và đương nhiên, nếu đã phát hiện ra bạn có thể yên tâm rằng đó có giải pháp khắc phục nó.
1. Tính toán chi tiêu trên thu nhập chưa thuế
Mức lương của bạn tròn đẹp về tài khoản là bạn đã yên tâm phân chia số tiền chi tiêu của bản thân trong tháng. Tuy nhiên, đó lại chưa hẳn là mức thu nhập mà bạn đã nhận được. Bạn có thể quên rằng, mình còn phải chịu số tiền thuế thu nhập cá nhân và các loại chi phí khác.
Do đó, nếu chỉ tính tiền chi tiêu dựa trên mức tiền bạn nhận được thì bạn đang đánh giá cao hơn thực tế năng lực chi tiêu của bản thân. Do đó, mỗi khi tính toán chi tiêu hàng tháng, hãy dựa trên số tiền đã trừ thuế và các khoản chi phí khác.
2. Chi tiêu vượt quá thu nhập
Sau khi lĩnh lương việc đầu tiên bạn nên thực hiện là liệt kê tất cả chi phí cố định và có thể biến đổi hàng tháng. Đó là tiền thuê nhà, tiền ăn, xăng xe cho đến chi phí thẻ hội viên phòng tập. Tổng số tiền này không thể quá thu nhập của bạn. Nếu để vượt quá bạn sẽ lâm vào cảnh nợ nần thường xuyên.
Bạn nên giữ mức chi tiêu ở dưới mức thu nhập. Sử dụng con số cụ thể mà bạn mong muốn để quyết định giới hạn chi tiêu của bản thân.
3. Nợ thẻ tín dụng
Sử dụng thẻ tín dụng cho tất cả hay phần lớn các chi tiêu là chuyện có thể chấp nhận được, miễn là trong tầm kiểm soát mà bạn có thể hoàn trả được. Nếu không, số dư còn lại mà bạn đã chi tiêu sẽ bắt đầu tính lãi và tăng theo cấp số nhân. Điều đó sẽ khiến bạn lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính.
Nợ thẻ tín dụng sẽ khiến vòng chi tiêu của bạn trục trặc, vượt mức cho phép. Do đó, hãy lên kế hoạch ưu tiên thanh toán sớm vì lãi suất nợ thẻ tín dụng khá cao.
4. Tiền thuê nhà hoặc khoản vay thế chấp vượt 30% thu nhập sau thuế
Con số tiêu chuẩn cho mức chi phí nhà ở khả thi là 30% thu nhập trước thuế. Ví dụ, một người có mức lương hàng năm là 6 triệu nên có mức chi phí nhà ở hợp lý ít hơn 1,5 triệu/tháng. Nhưng đó là không bao gồm thuế.
Một cách khác để tính xem bạn có đang chi nhiều hơn trong vấn đề nhà ở hay không là giới hạn chi phí hàng tháng có ở mức 30% thu nhập sau thuế. Điều này có thể khó với những ai đang sống tại các thành phố lớn phải chịu những mức phí sinh hoạt cao, nhưng đó là tiêu chuẩn tránh bội chi mà bạn nên thực hiện.
5. Mua sắm để theo kịp xu hướng/bạn bè
Nếu bạn mua sắm một món đồ nào đó chỉ vì cảm thấy nhiều người đang sử dụng hoặc theo xu hướng bạn bè bên cạnh thì đó là dấu hiệu bạn đang chi tiêu nhiều hơn mức cho phép.
Bạn không thể biết được mức tài chính của họ như thế nào nên việc theo người khác chỉ khiến bạn tiêu tốn nhiều tiền bạc mà không nhận được lợi ích nào. Đây không phải là cách tiêu tiền lâu dài mà bạn nên hướng tới.
6. Không có khoản tiết kiệm nào
Việc tiết kiệm cho các khoản hưu trí và các chi phí phát sinh luôn là một phần cho ngân sách của bạn. Bạn có thể cho rằng tiết kiệm không được vì do các khoản chi của bạn quá lớn. Tuy nhiên, đó chưa phải là lý do chính.
Hãy sử dụng những ứng dụng giúp kiểm soát chi tiêu hàng tháng và lựa chọn cắt giảm một hay nhiều khoản mà bạn cảm thấy là không cần thiết. Thậm chí, lập hẳn kế hoạch tài chính giúp vạch ra chiến lược cho các mục tiêu tiết kiệm dài hạn. Những điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tài chính nhiều hơn là bạn nghĩ.