Oan ức vì sự tai quái của con chồng
Điệp khúc quen thuộc của bố mẹ chồng hay chửi mình là: “Có phải con cô đâu mà xót”, “Mấy đời bánh đúc có xương” hay “Lời nói dối của con nít còn dễ tin hơn nước mắt hồ ly”.
Mình là "tập 2"của một cựu cán bộ nhà nước. Chồng mình hiện đang đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc. Anh ấy đi làm ăn xa để mình bơ vơ trong gia đình với những con người phức tạp: bố mẹ chồng và đứa con riêng vừa tròn 9 tuổi.
Ngay từ lần gặp đầu, bố mẹ chồng đã rất ghét mình vì cho rằng mình là nguyên nhân khiến con trai phải từ bỏ nghề nghiệp cao quý. Họ còn gọi anh là nỗi ô nhục phá vỡ truyền thống của gia đình và gọi mình là hồ ly tinh chuyên cướp chồng người.
Từ lúc đến với anh, mình đã xác định tâm lý sẵn sàng đón chờ những bi kịch có thể xảy ra nên nhẫn nhịn và chịu đựng. Nhưng mình đã lầm, sự cay nghiệt của người lớn lại không bằng những chiêu trò tai quái của một đứa trẻ con.
Biết anh cực khổ lao động nơi đất khách quê người nên càng về sau mình càng ít chia sẻ những chuyện không vui vì sợ chồng lo lắng. Nỗi oan ức và khổ tâm do con chồng gây ra chỉ có mình cắn răng chịu đựng. Không ai hiểu và mình cũng không dám chia sẻ với ai.
Bây giờ cả xóm, cả họ hàng nhà chồng, cả trường học của con đều nghĩ mình là mẹ ghẻ ác độc. Mình bị cô lập hoàn toàn. Đến nỗi đi chợ mình cũng không dám quanh quẩn mua bán lâu vì sợ họ bàn tán to nhỏ sau lưng.
Ngay từ lần gặp đầu, bố mẹ chồng đã rất ghét mình vì cho rằng mình là nguyên nhân khiến con trai phải từ bỏ nghề nghiệp cao quý. Họ còn gọi anh là nỗi ô nhục phá vỡ truyền thống của gia đình và gọi mình là hồ ly tinh chuyên cướp chồng người.
Từ lúc đến với anh, mình đã xác định tâm lý sẵn sàng đón chờ những bi kịch có thể xảy ra nên nhẫn nhịn và chịu đựng. Nhưng mình đã lầm, sự cay nghiệt của người lớn lại không bằng những chiêu trò tai quái của một đứa trẻ con.
Đứa con riêng của chồng rất ghét mình. Mình biết rõ điều ấy nên luôn tự nhủ phải đối xử tốt gấp hơn ngàn lần để chiếm được tình cảm và cảm hóa nó. Nhưng nó thật sự là một đứa bé ghê gớm và thủ đoạn không kém gì những đứa trẻ ương ngạnh trong các bộ phim truyền hình dài tập.
Chỉ mới 9 tuổi, nó đã biết biến hình và sống hai mặt. Nó luôn là một chú thỏ ngoan ngoãn trước mặt người khác. Nhưng mỗi lúc chỉ còn lại mình và nó, nó hỗn láo không gì tả nổi. Nó sẵn sàng gọi mình là “mẹ” trước mặt ông bà nội và nhưng lại gọi “hồ ly tinh” và xưng “tao” mỗi khi đối diện khiến mình vô cùng phẫn nộ.
Một lần nọ, trong lúc đang mải mê chơi điện tử trong nhà thì nó chạy như bay ra ngoài sân, quỳ giữa nắng và khóc nức nở. Mình chưa kịp hiểu gì thì nó đã mếu máo kể lể với ông bà nội (vừa đi xe ập về đến nhà) rằng: “Con không ngoan, do con không dọn dẹp nhà cửa chỉ mải chơi game nên mẹ phạt”. Nghe mà choáng váng, nó đang cố tình gieo tiếng ác cho mình.
Không nói thì mọi người cũng biết bố mẹ chồng sau đấy đã mắng chửi mình một trận. Điệp khúc quen thuộc của họ là: “Có phải con cô đâu mà cô xót”, “Mấy đời bánh đúc có xương” hay “Lời nói dối của con nít còn dễ tin hơn nước mắt hồ ly”.
Mỗi lần có khách đến chơi nhà, nó đều cố tỏ ra lễ phép và kính trọng mẹ kế với bộ dạng sợ sệt rúm ró khiến ai cũng nghĩ mình đối xử với nó rất tệ. Nhưng khi họ vừa ra về là nó sẵn sàng bắt sâu bọ thả vào cơm canh hay giường chiếu của mình.
Nhiều lần mình bắt gặp nó vừa gọi điện thoại cho mẹ đẻ và ông bà ngoại vừa khóc rưng rức kể những câu chuyện bi thảm hoàn toàn bịa đặt về mình. Điều đó khiến mình lao đao bởi sau đấy họ kéo đến nhà mắng chửi thậm tệ. Mỗi lúc như vậy bố mẹ chồng mình đều tỏ vẻ rất hả hê.
Không chỉ ở nhà, lúc đến trường nó cũng diễn kịch cho thầy cô và bạn bè xem. Mỗi lúc không thuộc bài hay làm điều gì có lỗi, nó đều khóc và lấy lý do bị mẹ ghẻ đối xử tồi tệ nên không thể nào tập trung học tập.
Mình như phát điên vì bị gọi đến trường của nó để thẩm tra những câu đại loại: “Sao chị lại nghi oan cho cháu trộm cắp?”, “Sao chị không sắm cho cháu đầy đủ dụng cụ học tập?”, “Sao chị không gần gũi và yêu thương con chồng?”, “Chị cần có giải pháp để giúp cháu ổn định tâm lý”… và đưa ra kết luận “Cháu học hành sa sút từ ngày có mẹ kế”.
Mỗi lúc đến đón nó ở trường, mình đều bị lũ nhóc con học cùng lớp nó lêu lêu và gọi là “hồ ly tinh xấu tính”. Mình vô cùng xấu hổ với những phụ huynh khác.
Mình ấm ức và giận dữ chỉ muốn đánh vào mông nó thật đau để dạy dỗ bảo ban nó. Nhưng mình biết, chỉ cần động vào một cọng tóc của nó thì cả gia đình chồng sẽ không để mình yên.
Mình gọi điện tâm sự nỗi oan ức với chồng. Anh an ủi qua loa và động viên mình thân thiện với nó. Anh ấy tin mình nhưng anh quá yêu con. Anh không muốn bố mẹ mất cháu đích tôn và càng không muốn để nó về với mẹ ruột.
Chỉ mới 9 tuổi, nó đã biết biến hình và sống hai mặt. Nó luôn là một chú thỏ ngoan ngoãn trước mặt người khác. Nhưng mỗi lúc chỉ còn lại mình và nó, nó hỗn láo không gì tả nổi. Nó sẵn sàng gọi mình là “mẹ” trước mặt ông bà nội và nhưng lại gọi “hồ ly tinh” và xưng “tao” mỗi khi đối diện khiến mình vô cùng phẫn nộ.
Một lần nọ, trong lúc đang mải mê chơi điện tử trong nhà thì nó chạy như bay ra ngoài sân, quỳ giữa nắng và khóc nức nở. Mình chưa kịp hiểu gì thì nó đã mếu máo kể lể với ông bà nội (vừa đi xe ập về đến nhà) rằng: “Con không ngoan, do con không dọn dẹp nhà cửa chỉ mải chơi game nên mẹ phạt”. Nghe mà choáng váng, nó đang cố tình gieo tiếng ác cho mình.
Không nói thì mọi người cũng biết bố mẹ chồng sau đấy đã mắng chửi mình một trận. Điệp khúc quen thuộc của họ là: “Có phải con cô đâu mà cô xót”, “Mấy đời bánh đúc có xương” hay “Lời nói dối của con nít còn dễ tin hơn nước mắt hồ ly”.
Mỗi lần có khách đến chơi nhà, nó đều cố tỏ ra lễ phép và kính trọng mẹ kế với bộ dạng sợ sệt rúm ró khiến ai cũng nghĩ mình đối xử với nó rất tệ. Nhưng khi họ vừa ra về là nó sẵn sàng bắt sâu bọ thả vào cơm canh hay giường chiếu của mình.
Nhiều lần mình bắt gặp nó vừa gọi điện thoại cho mẹ đẻ và ông bà ngoại vừa khóc rưng rức kể những câu chuyện bi thảm hoàn toàn bịa đặt về mình. Điều đó khiến mình lao đao bởi sau đấy họ kéo đến nhà mắng chửi thậm tệ. Mỗi lúc như vậy bố mẹ chồng mình đều tỏ vẻ rất hả hê.
Không chỉ ở nhà, lúc đến trường nó cũng diễn kịch cho thầy cô và bạn bè xem. Mỗi lúc không thuộc bài hay làm điều gì có lỗi, nó đều khóc và lấy lý do bị mẹ ghẻ đối xử tồi tệ nên không thể nào tập trung học tập.
Mình như phát điên vì bị gọi đến trường của nó để thẩm tra những câu đại loại: “Sao chị lại nghi oan cho cháu trộm cắp?”, “Sao chị không sắm cho cháu đầy đủ dụng cụ học tập?”, “Sao chị không gần gũi và yêu thương con chồng?”, “Chị cần có giải pháp để giúp cháu ổn định tâm lý”… và đưa ra kết luận “Cháu học hành sa sút từ ngày có mẹ kế”.
Mỗi lúc đến đón nó ở trường, mình đều bị lũ nhóc con học cùng lớp nó lêu lêu và gọi là “hồ ly tinh xấu tính”. Mình vô cùng xấu hổ với những phụ huynh khác.
Mình ấm ức và giận dữ chỉ muốn đánh vào mông nó thật đau để dạy dỗ bảo ban nó. Nhưng mình biết, chỉ cần động vào một cọng tóc của nó thì cả gia đình chồng sẽ không để mình yên.
Mình gọi điện tâm sự nỗi oan ức với chồng. Anh an ủi qua loa và động viên mình thân thiện với nó. Anh ấy tin mình nhưng anh quá yêu con. Anh không muốn bố mẹ mất cháu đích tôn và càng không muốn để nó về với mẹ ruột.
Biết anh cực khổ lao động nơi đất khách quê người nên càng về sau mình càng ít chia sẻ những chuyện không vui vì sợ chồng lo lắng. Nỗi oan ức và khổ tâm do con chồng gây ra chỉ có mình cắn răng chịu đựng. Không ai hiểu và mình cũng không dám chia sẻ với ai.
Bây giờ cả xóm, cả họ hàng nhà chồng, cả trường học của con đều nghĩ mình là mẹ ghẻ ác độc. Mình bị cô lập hoàn toàn. Đến nỗi đi chợ mình cũng không dám quanh quẩn mua bán lâu vì sợ họ bàn tán to nhỏ sau lưng.
Mình khóc nhiều vì buồn tủi. Mình cũng nỗ lực rất nhiều để cảm hóa con chồng. Nhưng hình như càng cố thân thiết thì mình càng bị cho là giả tạo “làm hàng”. Sống trong gia đình có quá nhiều đau khổ và cô đơn, mình có nên từ bỏ hạnh phúc vợ chồng mà ra đi?