Nữ diễn viên 26 tuổi, lương mỗi năm hơn 3 tỷ bị ung thư máu: "Dùng mạng đổi tiền, thức đêm, lười tập thể dục, nhịn ăn... tất cả đều khiến chúng ta phải trả giá đắt sau này!"
Khi cách cái chết không còn xa, dùng mạng đổi tiền, được chứ, nhưng nó không đáng. Bởi vì mạng có thể đổi lại tiền, nhưng tiền không nhất định có thể đổi về được mạng sống.
Chúng ta phải trả giá nhiều đến bao nhiêu, mới có thể hiểu rõ hết được ý nghĩa của cuộc sống?
Đây là câu nói mở đầu được trích trong cuốn sách "Cuộc đời chưa trọn vẹn" của tác giả Vu Quyên, cô là giáo viên ưu tú ở đại học Phúc Đán. Cô đã phải chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác trong vòng 16 tháng nhưng cuối cùng vẫn không qua khỏi. Trước khi rời khỏi thế gian này, cô đã để lại câu hỏi:
"Rốt cuộc đến cuối cùng, cái giá phải trả lớn đến bao nhiêu?"
Tôi nghĩ, chắc chỉ có người từng trải qua ranh giới giữa sự sống và cái chết, mới có thể hiểu rõ nhất.
Vu Quyên từng viết một đoạn văn như sau:
"Vào thời điểm đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết, bạn mới phát hiện ra rằng, thường xuyên thức đêm cũng giống như việc "tự tử mãn tính", dù có tăng ca kiếm được nhiều tiền đến đâu, dù có tạo áp lực cho bản thân rồi mua được nhà to bao nhiêu, dù có yêu cầu bản thân đứng được ở vị trí cao thế nào... Tất cả mọi thứ, chỉ còn lại phù du."
Nếu có thời gian, hãy cố gắng ở cạnh con cái, dùng tiền mua xe để mua cho cha mẹ đôi giày mới, đừng liều mạng để đổi lấy nhà to nữa, cố gắng ở cạnh người bạn yêu thương, sưởi ấm trái tim ngày càng chai sạn và hóa đá do bị cuộc sống bào mòn của bạn.
Mong bạn "hiểu đạo lý" và "làm được nó", đừng đợi đến lúc chính mình nằm trên giường bệnh rồi mới hối hận.
Zweig từng nói thế này: "Khi một người còn trẻ, họ thường nghĩ rằng bệnh tật và cái chết sẽ chỉ "quan tâm" đến người khác."
Nhưng chúng ta đừng bao giờ ôm những kiểu suy nghĩ "may mắn" như thế, đợi khi thần chết đến gặp mới chịu thức tỉnh, chăm sóc bản thân, thì khi đó cái chết đã không còn xa nữa rồi.
Bởi vì thần chết không "chiếu cố" ai, và tôi cũng không ngoại lệ.
1. Sinh mệnh yếu ớt, cái chết cũng không còn xa
Mấy ngày trước, tôi uống rượu cùng một người bạn, nói chuyện một hồi lại chợt suy nghĩ về một vấn đề triết lý: "Con người sống trên đời, rốt cuộc là vì cái gì?"
Khi đó bạn tôi đã kể một câu chuyện có thật về anh họ của cậu ấy cho tôi nghe. Anh họ cậu ấy tên Hoàng, 35 tuổi, làm giám đốc phòng Marketing, tiền lương hàng năm đều trên 1 tỷ. Hoàng làm việc quanh năm, rất ít khi về nhà, lâu lắm đến tết mới ghé về một lần rồi cũng không nghỉ lại lâu.
Hôm đầu tháng 6, Hoàng đột nhiên bị cảm lạnh, qua nửa tháng vẫn không khỏi, sau đó khi đi khám mới phát hiện ra là bị ung thư dạ dày.
Bây giờ, anh ấy đang được điều trị ở bệnh viện. Cân nặng từ 85 kg giảm xuống chỉ còn có 45 kg, cả người đều thay đổi, không còn đẹp trai như lúc trước nữa.
Vợ Hoàng lúc nào cũng cầu nguyện, mong anh có thể khỏi bệnh, chỉ cần anh khỏi bệnh, cô ấy sẵn sàng từ bỏ hết tất cả tiền bạc, của cải.
Hoàng cũng hối hận nói rằng: "Nếu được quay ngược thời gian, tôi sẽ không liều mạng làm việc, sẽ không thức đêm hay bỏ bữa sáng nữa. Giờ tôi chỉ cần bản thân có sức khỏe, sống thật tốt!"
Nghe đến đây, tôi không khỏi ngậm ngùi: Áp lực sinh tồn ở nơi làm việc của người hiện đại quả thật rất lớn, mà những người trung niên thân mang nhiều gánh nặng ở thành phố lớn lại càng nhiều hơn.
Chúng ta nỗ lực chạy, liều mạng xông về phía trước, chúng ta kiên cường như thế, nhưng lại không biết rằng sinh mệnh hóa ra lại mong manh đến thế.
Vào ngày Quốc tế Lao động năm nay, trợ lý của chủ tịch công ty Ant Financial, Mao Quân Hoa vừa qua đời tại Hồng Kông vì bị bệnh.
Mở sơ yếu lý lịch của ông ra, đa số nhiều người phải trầm trồ, khen ngợi: Năm 2002, lấy bằng thạc sĩ kinh tế tại Đại học Thanh Hoa. Năm 2003, ông gia nhập CICC, ông là nhà phân tích nổi tiếng, chủ yếu phụ trách nghiên cứu tài chính ở khu vực châu Á, Thái Bình Dương, là Giám đốc điều hành phòng nghiên cứu.
Những người trong giới đầu tư đánh giá rất cao về ông ấy. Ông ấy chính là một kỳ tài hiếm có.
Năm 2016, Mao Quân Hoa tham gia Ant Financial và là người phụ trách quan hệ với các nhà đầu tư.
Nhưng đằng sau tất cả ánh sáng quyền lực quyến rũ đó, là những nỗ lực mà người bình thường không thể nào tưởng tượng được.
Một vị đồng nghiệp cũ của ông từng kể lại rằng. Mỗi lần nửa đêm rời khỏi công ty, anh ta đều nhìn thấy Mao Quân Hoa đều còn chăm chú ngồi làm việc ở đó. Ngay cả người kỳ tài như ông còn chăm chỉ như vậy, họ có lý do gì mà dám lười biếng đây?
Có thể khiến đồng nghiệp cảm thấy áp lực, Mao Quân Hoa thật sự đã liều mạng phấn đấu rất nhiều, bình thường ông đều làm việc đến tận 2, 3 giờ sáng. Nhưng "cuồng công việc" như vậy khiến sức khỏe ông đã giảm đi rất nhiều, sức đề kháng cũng không còn nhiều để chống chọi với bệnh tật.
Trong những năm gần đây, số người "cuồng công việc" cũng không phải ít.
Trang, 28 tuổi, lúc cô ấy làm trợ lý giám đốc thì tôi chỉ mới là sinh viên thực tập ở đó. Cô ấy là một thư ký hoàn mỹ nhất mà tôi từng gặp, nhưng cũng là người "cuồng công việc" nhất mà tôi từng thấy.
Thật đáng tiếc, vì cô ấy đã mất vào năm trước rồi. Trước khi mất, cô ấy đã tăng ca suốt 1 tuần, thức trắng 3 đêm liên tiếp.
Nghe nói lúc đó cô ấy đang đi công tác, khi cô ấy gửi xong email công việc cuối cùng lúc 1 giờ sáng thì cảm thấy không khỏe.
Trang trở về khách sạn nghỉ ngơi, nhưng vì báo cáo dự án không được chấp nhận nên cô ấy đã cố gắng tiếp tục làm việc. Cuối cùng, cô ấy đã chết trong phòng vệ sinh ở khách sạn.
Một nữ diễn viên 9X, bị ung thư máu, cuộc đời cô ấy dừng lại ở độ tuổi 26 tươi đẹp. Trước khi mất, cô ấy đã giấu tên và gửi bức thư này cho tôi:
"Ba mẹ tôi sinh được 7 người con, tôi đứng thứ ba. Kể từ khi lên đại học, tôi đã tự kiếm tiền học phí. Sau khi học xong, tôi bắt đầu nhận những vai quần chúng, vai phụ đến vai chính trong các đoàn phim không nổi tiếng để kiếm tiền nuôi em trai học 5 năm: Vừa trả học phí, tiền nhà, trả nợ cho bố mẹ, sau đó mua được nhà...
Nhiều đêm thức trắng để quay phim, tôi bị thoát vị đĩa đệm cột sống, vào mùa đông, vừa đau vừa nhức. Áp lực lại ngày càng lớn, có lúc khiến tôi không thở nổi. Số tiền tôi kiếm được trong 5 năm qua, tôi đã đưa hết cho gia đình. Tôi không dám tiêu nhiều, cũng không dám nghỉ ngơi nhiều, vì tôi nghĩ ráng thêm vài năm nữa sẽ ổn ngay thôi...
Rồi có một hôm, tôi ngất xỉu và bị đưa vào bệnh viện, không hiểu sao khi nghe nói mình bị ung thư, tôi lại cảm thấy có chút thoải mái, vì trước giờ, tôi liều mạng như thế, nhưng lại không có giây phút nào sống cho cuộc đời mình...
Nhưng ở giây phút thực sự sắp ra đi, tôi thực sự rất hối tiếc. Tôi muốn sống nhiều thêm một chút, muốn đến Nhật ngắm hoa anh đào, đến Pháp tận hưởng không gian lãng mạn, đi Trung Quốc ăn lẩu Tứ Xuyên...
Có lẽ tôi đã sai rồi, liệu rằng tôi dùng mạng đổi tiền như thế, có đáng không?"
Tôi nghĩ, đối với gia đình, cô ấy không hề có lỗi, bởi vì cô ấy đã làm trọn trách nhiệm của một người con, một người chị rồi, nhưng trước khi ra đi, cô ấy còn nợ một lời xin lỗi, với chính bản thân mình.
Khi còn trẻ, chúng ta luôn tự tin rằng mình có thể mạnh khỏe chống chọi với mọi bệnh tật, chúng ta nhịn ăn, chúng ta lười tập thể dục, chúng ta thức thâu đêm suốt sáng rồi liều mạng làm việc không phân biệt ngày đêm. Tất cả mọi thứ, đều sẽ khiến chúng ta phải trả giá đắt sau này.
Thực tế đôi khi tàn nhẫn như vậy đấy!
Khi cách cái chết không còn xa, dùng mạng đổi tiền, được chứ, nhưng nó không đáng. Bởi vì mạng có thể đổi lại tiền, nhưng tiền không nhất định có thể đổi về được mạng sống.
2. Cố gắng sống thật tốt
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội chống ung thư, ung thư có xu hướng trẻ hóa.
Nhiều người nghĩ rằng ung thư là do di truyền, nhưng không hẳn. Giống như Vu Quyên từng nói:
Thứ nhất, cô ấy không bị di truyền. Thứ hai, tình trạng sức khỏe cô ấy vẫn luôn rất tốt. Thứ ba, cô ấy còn vừa sinh con xong và còn cho con bú bình thường. Thứ tư, bệnh nhân bị ung thư vú thường trên 45 tuổi, nhưng cô ấy chỉ mới 31 tuổi.
Nhưng là một người tri thức, cô ấy hiểu mọi thứ trên đời đều có nguyên nhân, và cô ấy biết ung thư là kết quả của nhiều yếu tố.
Trong nhật kí, Vu Quyên nhớ lại cuộc sống mình 10 năm qua, cô ấy chưa bao giờ ngủ trước 12 giờ đêm, hết học đến thi lấy bằng này nọ, đủ loại lý do.
Sau khi tốt nghiệp, mỗi đêm đều thức trò chuyện, đi chơi đêm, ăn khuya để bù cho bữa sáng,...
Rất nhiều điều bất hạnh đều bất nguồn từ cách sống của chúng ta. Chúng ta sống thế nào, cuộc đời chúng ta cũng sẽ như vậy.
Thế nên ngay từ bây giờ, hãy cố gắng làm tốt các điều sau:
Nâng cao hiệu suất làm việc, quản lý tốt thời gian cá nhân
Chăm chỉ là tốt, nhưng chăm chỉ phải đi liền với hiệu suất. Nghiêm túc làm công việc đó trong thời gian quy định, chăm chỉ một cách thông minh, nõ lực hiệu quả, phân chia rõ thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
Đừng làm việc muộn thường xuyên hoặc thức khuya xem phim, chơi game, cày ngôn tình nữa
Những hành động này chẳng khác gì bạn đang tự giết mình trong thầm lặng. Giải trí cũng nên lựa thời gian hợp lý.
Ăn đủ chất dinh dưỡng, không ăn nhiều đồ ăn nhanh, không ăn các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Tập ăn nhiều trái cây, rau củ, bớt ăn cay và đồ ăn đầy dầu mỡ, sẽ giúp bạn có làn da đẹp, cũng như tránh bị các bệnh về dạ dày, tim mạch,...
Siêng tập thể dục, đừng nằm xuống ngay lúc mới ăn no
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Giữ tâm trạng vui vẻ
Tức giận, hoặc buồn bã thường xuyên sẽ rất có hại cho sức khỏe, thế nên cố gắng giữ cho mình thái độ sống tích cực nhất nhé.