NSND Anh Tú qua đời vì bệnh tiểu đường ở tuổi 56: Chuyên gia cảnh báo biến chứng nguy hiểm của bệnh này
Biến chứng của bệnh tiểu đường vô cùng nguy hiểm, có thể khiến bạn tử vong trong tích tắc mà không thể lường trước được.
NSND Anh Tú qua đời vì biến chứng đáng sợ của bệnh tiểu đường sau thời gian điều trị tích cực tại bệnh viện
Nghệ sĩ Nhân dân Anh Tú, quyền Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, đã qua đời vào lúc 12h15 phút, trưa 20/12 tại bệnh viện ở Hà Nội. Được biết, trước đó NSND Anh Tú đã trải qua thời gian dài điều trị bệnh tiểu đường.
Nghệ sĩ Nhân dân Anh Tú, quyền Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, đã qua đời vào lúc 12h15 phút, trưa 20/12 tại bệnh viện ở Hà Nội.
Tháng 11/2018, NSƯT Minh Hằng chia sẻ trên trang cá nhân về tình hình bệnh tình của NSND Anh Tú. Theo đó, NSND Anh Tú đã bị tiểu đường nhiều năm, nhưng đến giữa năm 2018 thì trở nặng và biến chứng. NSND Anh Tú đã phải nhập A9 (Khoa cấp cứu - BV Bạch Mai) vì bệnh tiểu đường biến chứng khiến mắt mờ, không nói được. Trưa 20/12/2018, Minh Hằng đau buồn thông báo, NSND Anh Tú đã không qua khỏi.
Biến chứng của bệnh tiểu đường đã lấy đi tính mạng của người đàn ông còn đang độ sung sức cống hiến và sáng tạo trong sự nghiệp của mình. Thông tin này khiến rất nhiều người hoang mang vì biến chứng đến quá nhanh, khiến NSND Anh Tú qua đời quá đột ngột.
Biến chứng của bệnh tiểu đường đã lấy đi tính mạng của người đàn ông còn đang độ sung sức cống hiến và sáng tạo trong sự nghiệp của mình.
Biến chứng đáng sợ của bệnh tiểu đường không được chủ quan bỏ qua
Theo PGS.TS Trần Ngọc Lương (Giám đốc BV Nội tiết Trung ương), bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nếu không được theo dõi và kiểm soát có thể gây ra rất nhiều biến chứng. "Cụ thể là nó sẽ gây tổn hại đến các mạch máu nhỏ của tim, não, thận, chi… dẫn đến biến chứng đột quỵ, suy thận, biến chứng bàn chân", PGS.TS Lương cho hay.
Điều đáng sợ nhất của bệnh tiểu đường là diễn biến rất âm ỉ, theo thời gian không có triệu chứng rõ ràng. Đến khi bệnh nặng, xuất hiện những triệu chứng điển hình, bệnh nhân mới đến viện điều trị thì cũng đã muộn.
Chuyên gia nhận định, bệnh tiểu đường có thể xảy ra biến chứng cấp tính hoặc biến chứng mạn tính. Ở biến chứng cấp tính, bệnh nhân tiểu đường có thể phải đối mặt với tình trạng hôn mê, thậm chí dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Bệnh tiểu đường có thể xảy ra biến chứng cấp tính hoặc biến chứng mạn tính.
Nguyên nhân dẫn đến biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường có thể là do liều thuốc hạ đường huyết hoặc insulin, ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, uống rượu nhiều, tập luyện quá sức... Bệnh nhân sẽ cảm thấy cồn cào, run rẩy, vã mồ hồi, choáng váng, đánh trống ngực.
Ở biến chứng mạn tính, lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ khiến cho quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ từ đó gây tổn thương tới các mạch máu và tế bào. Điều này gây tổn thương mô ở nhiều hệ thống các cơ quan trong cơ thể, trong đó thận, mắt, thần kinh ngoại biên, mạch máu là những nơi xảy ra tổn thương nhiều nhất, đồng thời dễ gây tử vong nhất cho bệnh nhân tiểu đường.
- Biến chứng gây tổn thương ở tim mạch: Trong các biến chứng, biến chứng gây tổn thương ở tim mạch là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp, phổ biến nhất là gây tắc mạch vành tim, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong. Do phải dùng thuốc nhiều, cộng với các biến chứng, bệnh nhân có nguy cơ suy thận, gan cao.
Ở biến chứng mạn tính, lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ khiến cho quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ từ đó gây tổn thương tới các mạch máu và tế bào.
- Biến chứng gây tổn thương thần kinh: Tổn thương thần kinh cũng là biến chứng phổ biến và xuất hiện sớm nhất gồm bệnh thần kinh ngoại biên và thần kinh thực vật. Tổn thương thần kinh ngoại biên thể hiện ở việc bệnh nhân giảm cảm giác, tê bì hoặc kim châm, yếu cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân mà cụ thể là gây loét bàn chân. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới bệnh nhân phải đoạt chi cao, thậm chí tử vong.
- Biến chứng gây tổn thương thận: Tổn thương thận cũng là biến chứng rất hay gặp khi bị tiểu đường do hàm lượng đường trong máu luôn cao nên gây tổn thương hàng triệu vi mạch tại thận dẫn đến suy giảm các chức năng lọc, bài tiết của thận và suy thận.
PGS.TS Lương nhận định, nhiều năm trở lại đây, bệnh tiểu đường đang tăng mạnh, không chỉ ở người lớn tuổi mà còn ở trẻ em bị bệnh béo phì, rối loạn chuyển hóa. Do đó, điều quan trọng nhất chính là phòng tránh ngay từ bây giờ, tránh mắc bệnh cũng như gặp phải biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Xây dựng lối sống lành mạnh, phòng tránh bệnh tiểu đường cũng như nhiều bệnh nguy hiểm trong tương lai.
Những đối tượng từ 20 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ cần đi khám sức khỏe và thử đường máu định kỳ. Chế độ ăn hàng ngày cần duy trì ít gluxit, chất béo, giảm đồ ăn nhanh, tăng cường ăn rau xanh, uống cà phê, không nên bỏ bữa sáng, uống nhiều nước mỗi ngày, tăng cường vận động.
Xây dựng lối sống lành mạnh, phòng tránh bệnh tiểu đường cũng như nhiều bệnh nguy hiểm trong tương lai. Gia đình có trẻ nhỏ cần quan tâm sát sao đến chế độ ăn của con, tránh để con bị béo phì, khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất, vui chơi ngoài trời…