Níu truyền thống, người Hà Nội tự tay gói bánh chưng
Bánh chưng – món ăn Tết cổ truyền của người Việt giờ bán nhan nhản trên phố, nhưng nhiều người vẫn muốn níu giữ nếp Tết xưa bằng cách tự tay gói bánh.
Chiếc bánh chưng, từ buổi được khai sinh đến giờ có lẽ không thay đổi, luôn là món ăn mà nếu thiếu, Tết sẽ chẳng còn là Tết. Vẫn lá dong phủ ngoài, gạo nếp, đỗ xanh bên trong (bánh chay), thêm thịt mỡ (bánh mặn). Nhớ Tết xưa, cứ 27, 28 Tết là nhà nhà chuẩn bị nguyên liệu, dành những khoảng thời giờ cuối năm để gói bánh chưng cùng nhau.
Thời hiện đại, bánh chưng gói sẵn, bán sẵn nhan nhản các cửa hàng, siêu thị hay trên đường phố với đủ các loại nhân khác nhau, hình thức bắt mắt, có khi còn được hút chân không cẩn thận. Không khí ngày Tết bây giờ hiếm còn thấy cảnh các bà các chị tất bật đi chọn mua rồi rửa lá dong, trẻ con giúp cha mẹ lau lá, người lớn ngâm gạo, đãi đỗ, gói bánh, cũng hiếm thấy cảnh già trẻ lớn bé ngồi trông nồi bánh chưng qua đêm, vừa thủ thỉ chuyện năm cũ vừa lùi khoai, sắn vào đống tro của bếp lửa hồng, rồi vớt bánh trong cơn ngái ngủ, ép bánh cho vuông thành sắc cạnh....
Cùng với hoa đào, cây cảnh, bánh chưng xanh là thứ không thể thiếu trong Tết của các gia đình Việt.
Không khí Tết xưa, nay hiếm khi còn tìm thấy ở Hà Nội.
Với nhiều thế hệ, chiếc bánh chưng là niềm hân hoan của ngày Tết sum họp, đoàn tụ. Còn đối với nhiều bạn trẻ 9X, nhất là những người sống tại các thành phố lớn, tự tay gói, luộc bánh chưng là một điều lạ lẫm. Mục đích “gói để ăn” không còn nhiều, nhưng Hà Nội vẫn còn những người gói bánh vì luyến tiếc cái không khí tất bật, rộn rạo bên nồi bánh chưng đang chờ chín, nhớ cảm giác phấn chấn và thiêng liêng khi tự tay đặt tấm bánh chưng xanh lên ban thờ cúng Phật, cúng gia tiên đêm giao thừa.
Đã nhiều năm, sư cụ trụ trì chùa Đại Phúc (Ngọc Trục, Đại Mỗ, Từ Liêm) vẫn giữ thói quen tự tay làm bánh chưng cho nhà chùa. Nhiều gia đình Phật tử nhớ Tết xưa cũng xin phép cùng nhau gói bánh dưới mái chùa Đại Phúc.
Dưới mái chùa Đại Phúc, sư thầy và các Phật tử vẫn giữ nếp tự làm bánh chưng.
Bé Nhật, con trai lớn của anh Khanh, chị Hằng đã 15 tuổi, đã nằm lòng các công đoạn làm bánh chưng và rất thích thú với hoạt động này.
Mẹ chị Hằng vẫn "cổ hủ" tước lá dong bằng răng chứ không dùng dao.
Từ sáng sớm, các nguyên liệu làm bánh đã được chuẩn bị, từ khâu trộn gạo với nước lá giềng ...
... cho đến đồ đỗ xanh...
... giã nhanh tay khi đỗ còn nóng...
... trộn gia vị cho ngấm.
Tất cả sự kỳ công đó và bàn tay khéo léo của con người mới làm nên một chiếc bánh ngon.
Chị Loan - một Phật tử trong làng Ngọc Trục (bên phải) - chia sẻ, tự gói bánh chưng không "kinh tế" hơn mua ngoài là bao, nhưng không khí và niềm vui thì khó mà đong đếm.
Buộc lạt bánh chưng, tưởng đơn giản nhưng cũng là một khâu quan trọng giúp bánh "chắc".
Mỗi người một tay, chẳng mấy chốc, những chiếc bánh chưng đã thành hình...
... và sẵn sàng đem luộc.
Anh Khanh và con trai lót cuống lá dong xuống đáy nồi cho khỏi khét.
Những chiếc bánh chưng được nấu trong chiếc nồi cũ từ thời bao cấp.
Bé An mới hơn 1 tuổi "xông xáo" hỗ trợ mọi người xếp bánh.
Chị Hương (mẹ bé An) nhận tiếp quản trông 1 nồi bánh chưng.
Phải châm đủ nước...
... và canh lửa liên tục từ 10 - 12 giờ, bánh mới chín dền.
Chiều muộn, những chiếc bánh lên bếp sớm nhất đã sẵn sàng ra lò.
Với những người Hà Nội này, gói bánh chưng không hẳn để tiết kiệm, mà nó gần hơn với niềm vui...
... với cái tươi tắn của mùa xuân...
... khi được cùng nhau gìn giữ nếp xưa, Tết cổ dưới mái chùa.
Thời hiện đại, bánh chưng gói sẵn, bán sẵn nhan nhản các cửa hàng, siêu thị hay trên đường phố với đủ các loại nhân khác nhau, hình thức bắt mắt, có khi còn được hút chân không cẩn thận. Không khí ngày Tết bây giờ hiếm còn thấy cảnh các bà các chị tất bật đi chọn mua rồi rửa lá dong, trẻ con giúp cha mẹ lau lá, người lớn ngâm gạo, đãi đỗ, gói bánh, cũng hiếm thấy cảnh già trẻ lớn bé ngồi trông nồi bánh chưng qua đêm, vừa thủ thỉ chuyện năm cũ vừa lùi khoai, sắn vào đống tro của bếp lửa hồng, rồi vớt bánh trong cơn ngái ngủ, ép bánh cho vuông thành sắc cạnh....
Cùng với hoa đào, cây cảnh, bánh chưng xanh là thứ không thể thiếu trong Tết của các gia đình Việt.
Không khí Tết xưa, nay hiếm khi còn tìm thấy ở Hà Nội.
Với nhiều thế hệ, chiếc bánh chưng là niềm hân hoan của ngày Tết sum họp, đoàn tụ. Còn đối với nhiều bạn trẻ 9X, nhất là những người sống tại các thành phố lớn, tự tay gói, luộc bánh chưng là một điều lạ lẫm. Mục đích “gói để ăn” không còn nhiều, nhưng Hà Nội vẫn còn những người gói bánh vì luyến tiếc cái không khí tất bật, rộn rạo bên nồi bánh chưng đang chờ chín, nhớ cảm giác phấn chấn và thiêng liêng khi tự tay đặt tấm bánh chưng xanh lên ban thờ cúng Phật, cúng gia tiên đêm giao thừa.
Đã nhiều năm, sư cụ trụ trì chùa Đại Phúc (Ngọc Trục, Đại Mỗ, Từ Liêm) vẫn giữ thói quen tự tay làm bánh chưng cho nhà chùa. Nhiều gia đình Phật tử nhớ Tết xưa cũng xin phép cùng nhau gói bánh dưới mái chùa Đại Phúc.
Dưới mái chùa Đại Phúc, sư thầy và các Phật tử vẫn giữ nếp tự làm bánh chưng.
Gần như năm nào, gia đình anh Khanh, chị Hằng (An Dương, Tây Hồ) cũng
đưa con đến chùa vào dịp giáp Tết, tham gia cùng các sư thầy gói bánh
chưng.
Anh tâm sự, đó giống như một cách để lưu giữ những kỷ niệm thời thơ ấu của mình, cũng là cách để dạy con về truyền thống dân tộc.
Chị Hằng là một "cao thủ" gói bánh chưng, chỉ mất khoảng 1 phút để hoàn thành một chiếc bánh.
Anh tâm sự, đó giống như một cách để lưu giữ những kỷ niệm thời thơ ấu của mình, cũng là cách để dạy con về truyền thống dân tộc.
Chị Hằng là một "cao thủ" gói bánh chưng, chỉ mất khoảng 1 phút để hoàn thành một chiếc bánh.
Bé Nhật, con trai lớn của anh Khanh, chị Hằng đã 15 tuổi, đã nằm lòng các công đoạn làm bánh chưng và rất thích thú với hoạt động này.
Mẹ chị Hằng thì hào hứng chia sẻ “bí kíp”: “Quan trọng nhất trong
khâu chuẩn bị lá dong là phải khéo léo “lẩy” được sống lá lên rồi tước
bằng răng, không được dùng dao, có vậy lá mới dẻo, bánh không bị nổi
gân. Còn gói bánh, ở hàng người ta gói bằng 8 lá cho dày, nhưng tôi chỉ
cần 4 lá thôi, quan trọng nhất là lá đầu tiên và lá thứ ba, phải đẹp và
lành lặn là được. Nhiều nhà thích gói bánh chưng bằng khuôn, nhưng mấy
chục năm nay, tôi chỉ gói bằng tay, bánh sẽ “chắc” hơn, dền hơn và vuông
vức một cách tự nhiên”.
Mẹ chị Hằng vẫn "cổ hủ" tước lá dong bằng răng chứ không dùng dao.
Thầy Thích Đàm Hương, trụ trì chùa Đại Phúc cũng bật mí bí quyết làm bánh của nhà chùa: “Muốn
bánh chưng ngon, khâu chuẩn bị nguyên liệu phải thật chu đáo, gạo ngâm
đãi thật kỹ, trộn với nước lá giềng để có màu xanh. Bánh nhà chùa là
bánh chay, chỉ có nhân đậu xanh nên khâu chuẩn bị đậu cực kỳ quan trọng,
phải đồ cho đậu vừa chín tới, bở tơi, nhanh tay giã khi đậu còn nóng,
ướp gia vị, hạt tiêu, và dầu ăn để đậu béo ngậy, dậy mùi thơm, bánh sẽ
ngon. Hơn nữa, bánh gói xong phải luộc ngay và luộc trên bếp củi, nhất
là củi nhãn, canh lửa đúng độ, bánh mới dền và xanh”.
Từ sáng sớm, các nguyên liệu làm bánh đã được chuẩn bị, từ khâu trộn gạo với nước lá giềng ...
... cho đến đồ đỗ xanh...
... giã nhanh tay khi đỗ còn nóng...
... trộn gia vị cho ngấm.
Tất cả sự kỳ công đó và bàn tay khéo léo của con người mới làm nên một chiếc bánh ngon.
Chị Loan - một Phật tử trong làng Ngọc Trục (bên phải) - chia sẻ, tự gói bánh chưng không "kinh tế" hơn mua ngoài là bao, nhưng không khí và niềm vui thì khó mà đong đếm.
Buộc lạt bánh chưng, tưởng đơn giản nhưng cũng là một khâu quan trọng giúp bánh "chắc".
Mỗi người một tay, chẳng mấy chốc, những chiếc bánh chưng đã thành hình...
... và sẵn sàng đem luộc.
Anh Khanh và con trai lót cuống lá dong xuống đáy nồi cho khỏi khét.
Những chiếc bánh chưng được nấu trong chiếc nồi cũ từ thời bao cấp.
Bé An mới hơn 1 tuổi "xông xáo" hỗ trợ mọi người xếp bánh.
Chị Hương (mẹ bé An) nhận tiếp quản trông 1 nồi bánh chưng.
Phải châm đủ nước...
... và canh lửa liên tục từ 10 - 12 giờ, bánh mới chín dền.
Chiều muộn, những chiếc bánh lên bếp sớm nhất đã sẵn sàng ra lò.
Với những người Hà Nội này, gói bánh chưng không hẳn để tiết kiệm, mà nó gần hơn với niềm vui...
... với cái tươi tắn của mùa xuân...
... khi được cùng nhau gìn giữ nếp xưa, Tết cổ dưới mái chùa.