Những phi vụ "đảo nhãn mác" của các thương hiệu thời trang Việt uy tín

Mạn Ngọc (TH),
Chia sẻ

Nhập hàng nước ngoài cắt mác và hô biến thành hàng tự sản xuất của các ông lớn trong ngành thời trang thời gian gần đây đang làm sôi sục các tín đồ mua sắm.

Đông đảo tín đồ mua sắm ủng hộ hàng nội địa đang trở nên hoang mang, lo lắng khi các ông lớn trong ngành thời trang nước nhà bị các cơ quan quản lý thị trường phát hiện màn nhập hàng "ngoại" rồi cắt mác hô biến thành hàng Việt.

Việc bỏ ra 1 số tiền không nhỏ để mua về những sản phẩm nội địa chất lượng luôn là vấn đề mà người tiêu dùng đặc biệt quan tâm.

Thời trang gần đây, liên tiếp những ông lớn thương hiệu thời trang Việt bị phát giác cắt mác tráo hàng khiến lòng tin của người tiêu dùng mất dần với những thương hiệu Việt.

Seven.AM bị tố nhập hàng Trung Quốc

SEVEN.AM là thương hiệu thời trang công sở nữ hàng đầu được khách hàng yêu mến và tin dùng.

Lần đầu tiên ra mắt thị trường vào năm 2009, SEVEN.AM nhanh chóng chiếm được tình cảm của khách hàng bằng những thiết kế "Thanh lịch - Tôn dáng - Có gu". Sau hành trình 10 năm phát triển, SEVEN.AM đã có mặt tại 18 tỉnh, thành phố lớn trên cả nước với hệ thống 24 Showroom hiện đại - chuyên nghiệp.

Những phi vụ "treo đầu dê bán thịt chó" của các thương hiệu thời trang Việt uy tín - Ảnh 1.

1 sản phẩm của SEVEN.AM bị tráo mác.

Ngày 11/11, Đội Quản lý thị trường số 14 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã quyết định tạm giữ hơn 9.000 sản phẩm của thương hiệu Seven.AM để làm rõ trước phản ánh cắt mác Trung Quốc gắn "made in Vietnam".

Đáng chú ý, chuỗi cửa hàng Seven.AM gắn liền với một tên tuổi diễn viên Nguyễn Vũ Hải Anh, ông này sau đó cho biết có nhập hàng từ Trung Quốc và đều có hóa đơn, chứng từ.

Ông này thừa nhận với báo giới là: Cắt mác ở cổ áo vì khách hàng kêu ngứa, còn những chỗ khác như mác trên sườn áo nhãn mác vẫn còn. Các sản phẩm nào là hàng Trung Quốc đều được nói rõ với khách hàng, còn sản phẩm nào là hàng Việt Nam đều do Seven.AM thiết kế, sản xuất.

4 tấn quần áo cắt mác và cái tên NEM, IFU được nêu ra

Thời trang NEM là thương hiệu thời trang hàng đầu Việt Nam. Thành lập năm 2002, NEM đã từng bước tạo dựng được niềm tin và có được vị thế trong lòng khách hàng.

Những trang phục của NEM cũng luôn được đánh giá cao trong việc dự báo trước các xu hướng thời trang về gam màu, kiểu dáng, cách xử lý chất liệu… trở thành tâm điểm của làng thời trang Việt trong mỗi lần tạo dựng Bộ sưu tập mới.

Những phi vụ "treo đầu dê bán thịt chó" của các thương hiệu thời trang Việt uy tín - Ảnh 2.

4 tấn quần áo cắt mác có liên quan đến thương hiệu NEM và IFU.

Bên cạnh đó, IFU Fashion cũng là thương hiệu thời trang được đánh giá cao dành cho phái nữ bao gồm áo, quần, đầm, chân váy và jumpsuit. Hệ thống gồm 18 cửa hàng trên toàn quốc.

Bất ngờ ngày 4/11, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (Đội số 17) đã kiểm tra cơ sở may mặc tại 503 Bát Khối, phường Thạch Bàn, quận Long Biên. Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện công nhân may của cơ sở này đang thực hiện việc cắt tem nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và đính thay bằng nhãn NEM, IFU trên các sản phẩm quần áo.

Những phi vụ "treo đầu dê bán thịt chó" của các thương hiệu thời trang Việt uy tín - Ảnh 3.

Sau ồn ào, nhiều của hàng IFU đóng cửa.

Tuy nhiên sau đó, trao đổi với các cơ quan báo chí, đại diện NEM Fashion khẳng định hãng không liên quan đến cơ sở may mặc vừa bị quản lý thị trường phát hiện nhập quần áo ngoại, sau đó cắt mác thay bằng nhãn thương hiệu nổi tiếng.

Trước nghi vấn nhập hàng Trung Quốc về cắt mác, IFU lại cho đóng cửa hàng loạt cửa hàng mà không hề có bất kì thông báo chính thức nào.

Khaisilk và màn tráo đổi lụa Hà Đông

Có lẽ khiến người tiêu dùng bàng hoàng nhất và đến giờ vẫn chưa thể quên là màn tráo đổi hàng hóa của thương hiệu Khaisilk vào thời điểm cuối năm 2017 đầu 2018.

Nhắc đến các sản phẩm từ lụa, không ai trên con phố Hàng Gai không biết tới "đế chế" Khải Silk. Khởi nguồn là một cửa hàng thêu gia đình, những năm cuối thập niên 80 Hoàng Khải khi đó là chàng sinh viên nhạc viện 25 tuổi đã quyết định dừng việc học để xây dựng nên cửa hàng Khải Silk đầu tiên.

Những phi vụ "treo đầu dê bán thịt chó" của các thương hiệu thời trang Việt uy tín - Ảnh 4.

Khaisilk và màn tráo lụa Hà Đông gây xôn xao 1 thời gian dài.

Sau sự thành công của cửa hàng 113 Hàng Gai, những chi nhánh, cửa hàng trưng bày sản phẩm được doanh nhân này liên tục mở ra tại những khách sạn 5 sao, những vị trí bất động sản đắt giá tại các thành phố lớn nhằm quảng bá thương hiệu, đặc biệt là với phân khúc khách hàng có điều kiện. Đồng thời, với cách định vị sản phẩm này, thương hiệu Khaisilk cũng được nhiều doanh nghiệp trong nước tìm đến khi cần những quà tặng cho đối tác.

Ngày 23/10/2017, 1 người tiêu dùng đã phản ánh sự việc mua phải khăn lụa Khaisilk có gắn mác "Made in China". Theo anh Quỳnh, công ty của gia đình anh đã đặt mua 60 chiếc khăn lụa với giá 644.000 đồng mỗi chiếc tại cửa hàng Khải Silk 113 Hàng Gai (Hà Nội).

Tuy nhiên, sau khi nhận hàng, công ty phát hiện trong lô hàng có một chiếc khăn vừa có mác "KHAISILK - Made in Vietnam", vừa có mác "Made in China". Khi kiểm tra toàn bộ lô hàng, công ty còn phát hiện trong số còn lại có nhiều khăn có dấu hiệu cắt mác tại viền khăn.

Trước sự việc trên, ông Hoàng Khải - Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk sau đó đã thừa nhận với truyền thông "bán 50% lụa 'made in China' trong hệ thống của mình" và gửi lời xin lỗi tới người tiêu dùng.

Niềm tin nơi nào cho những tín đồ ủng hộ hàng nội địa

Trước thông tin hàng loạt thương hiệu thời trang uy tín trong nước không tự sản xuất sản phẩm mà thay vào đó là nhập hàng Trung Quốc rồi cắt mác bán ra thị trường với mác "made in Việt Nam", niềm tin của người tiêu dùng thật sự đang giảm sút.

Trước đó, chúng tôi đã có buổi phỏng vấn với nhiều chị em công sở, những người đã từng tin tưởng và sử dụng những thương hiệu thời trang vừa được quản lý thị trường xướng tên. Hầu hết, họ điều lo lắng cho chất lượng sản phẩm của nhiều thương hiệu Việt khác khi những thương hiệu lớn như NEM, IFU hay SEVEN.AM đều đồng loạt bị tố sử dụng hàng Trung Quốc cắt mác.

Chia sẻ