Người có đường huyết cao thường có 3 biểu hiện sau ăn, cần từ bỏ ngay 3 thói quen xấu để ổn định lượng đường trong máu
Có rất nhiều yếu tố khiến lượng đường trong máu tăng cao, nhưng phần lớn nguyên nhân là do chúng ta đã tiêu thụ lượng đường quá lớn.
Glucose là thành phần cần thiết cho hoạt động của cơ thể, có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho các cơ quan khác nhau. Glucose thực chất chính là lượng đường trong máu, nếu nó ổn định thì sẽ rất tốt cho cơ thể nhưng nếu nó tăng quá cao sẽ dễ dẫn đến bệnh tiểu đường cùng các biến chứng vô cùng nguy hiểm cho thần kinh, mắt, tim mạch, thận, mạch máu...
Có rất nhiều yếu tố khiến lượng đường trong máu tăng cao, nhưng phần lớn nguyên nhân là do chúng ta đã tiêu thụ lượng đường quá lớn nhưng insulin sản xuất không đủ để xử lý. Khi đường huyết tăng cao chúng ta không chỉ cần dùng thuốc mà phải từ từ điều chỉnh những thói quen xấu của mình.
Trước hết, bạn cần nhận biết những dấu hiệu tăng đường huyết sau khi ăn.
Những người có đường huyết cao thường có 3 biểu hiện này sau khi ăn
1. Buồn ngủ sau bữa ăn
Buồn ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Nhưng nếu lần nào sau bữa ăn bạn cũng thấy mệt mỏi, buồn ngủ nghiêm trọng thì rất có thể là do lượng đường huyết trong cơ thể đã âm thầm tăng lên.
Khi lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ ức chế sự bài tiết của orexin, điều đó khiến cho não không được cung cấp đủ năng lượng, nên gây ra tình trạng buồn ngủ.
Hơn nữa, khi lượng đường trong máu tăng nhanh, điều đó khiến cho các tế bào thần kinh não bộ bị ức chế, và rồi xuất hiện hiện tượng buồn ngủ.
Ở những bệnh nhân tiểu đường lâu năm thì có thể chức năng não bị suy giảm, điều đó sẽ dễ gây nên trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ sau ăn.
2. Đói sau bữa ăn
Nhiều báo cáo cho thấy, người có lượng đường trong máu cao thường đói sau ăn rất nhanh, và khi ăn họ thường cảm thấy không no. Điều đó là do khi ăn, đường huyết không được dung nạp khiến cơ thể luôn cảm thấy thiếu năng lượng. Hơn nữa lúc này hệ trao đổi chất đã bị rối loạn, thức ăn đi vào cơ thể nhưng không được hấp thụ sẽ dẫn đến tình trạng bị đói rất nhanh.
3. Khát nước sau bữa ăn
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khát nước bất thường sau khi ăn và luôn cảm thấy khô cổ thì rất có thể là do lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao.
Ở người bình thường, cảm giác khát sau bữa ăn vẫn có nhưng sẽ thuyên giảm chỉ sau một lần uống nước. Nhưng nếu bạn đã uống rất nhiều nước mà cảm giác khô cổ vẫn chưa biến mất thì nên thử đi kiểm tra đường huyết.
Khi đường huyết trong cơ thể tăng cao, áp suất thẩm thấu của máu sẽ tăng lên khiến cơ thể luôn trong tình trạng thiếu nước, do đó bạn sẽ thường xuyên cảm thấy khát nước, nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này thì bạn phải hết sức lưu ý.
3 thói quen xấu khiến đường huyết tăng cao cần từ bỏ ngay
1. Chế độ ăn thừa chất
Trong số tất cả các thói quen xấu hàng ngày, chế độ ăn uống có tác động lớn nhất đến lượng đường trong máu. Nhiều người lầm tưởng rằng càng ăn đồ nhiều chất thì cơ thể càng khỏe mạnh nhưng thực tế là ăn quá nhiều thịt và cơm sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng. Đồ nhiều chất béo, thịt đỏ, ngũ cốc, gạo... rất dễ chuyển hóa thành đường sau khi vào cơ thể, khiến đường huyết tăng cao. Do đó, khuyến cáo mọi người nên có chế độ ăn nhạt, ăn càng nhiều rau càng tốt và nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt.
2. Thường xuyên thức khuya
Nhiều người trẻ thường đi ngủ sau 12h đêm, điều này không chỉ dẫn đến trạng thái tinh thần kém do thiếu ngủ mà còn làm giảm hoạt động của tuyến tụy, từ đó khiến cho việc tiết insulin trong cơ thể gặp vấn đề. Để ổn định đường huyết, bạn nên hình thành thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm để cơ thể có thể ngủ được ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.
3. Uống nước ngọt thay nước lọc
Nước ngọt thường chứa rất nhiều phụ gia thực phẩm, chất tạo màu và các thành phần có hại khác. Uống thường xuyên có thể gây tổn hại đến nhiều cơ quan như gan, dạ dày và thận. Hơn nữa, chúng rất nhiều đường dễ dẫn đến đường huyết không ngừng tăng cao.