Những hồ nước tưởng đẹp hiền hòa mà ẩn chứa mối nguy hiểm đáng sợ
Có rất nhiều hồ nước trên hành tinh của chúng ta dù rất đẹp nhưng vô cùng nguy hiểm.
Nhiều người nói rằng họ thích những hồ nước hơn biển. Phần vì chúng tạo cho chúng ta một cảm giác yên bình, thanh thản với những sóng nhẹ nhàng và những cơn gió hiu hiu chứ không dữ dội, ồn ào như biển. Phần vì những hồ nước không chứa đựng nhiều mối đe dọa như biển, không cá mập, không sóng lớn, …
Tuy nhiên, có phải tất cả những hồ nước trên thế giới đều yên bình, đều an toàn và không có nguy hiểm rình rập. Tất nhiên câu trả lời sẽ là không. Thực tế mà nói, có rất nhiều hồ nước trên hành tinh của chúng ta rất đẹp nhưng vô cùng nguy hiểm.
1. Hồ Brosno, Nga
Hồ Brosno còn được gọi với cái tên khác là hồ Brosno Dragon. Đó là cái tên mà người dân địa phương đặt cho hồ nước vô cùng xinh đẹp này. "Brosno Dragon" bắt nguồn từ thực hư về một con quái vật sống dưới hồ. Theo lời kể của những người dân sống quanh đây, họ thường nhìn thấy có một con thằn lằn cổ đại bơi trong hồ Brosno. Các nhà khoa học đã nhiều lần cố gắng để tìm ra con quái vật này nhưng tất cả đều tốn công vô ích.
Nhiều ý kiến cho rằng, "Broston Dragon" mà người ta thường truyền tai nhau thực chất không phải là một con quái vật. Quá trình phân hủy các sinh vật dưới đáy hồ đã tạo ra những bong bóng cacbon dioxide. Những bong bóng này có thể dễ dàng đánh lật một chiếc thuyền nhỏ nên nhiều người mới nghĩ đó là một con quái vật.
2. Hồ Hiller, Úc
Hồ Hillier là một hồ nước mặn trên đảo Middle, đảo lớn nhất trong các đảo nhỏ thuộc quần đảo Recherche ở vùng Goldfields-Esperance, ngoài khơi bờ biển phía nam của Tây Úc. Người ta còn gọi hồ nước này là hồ nước hồng.
Sở dĩ có cái tên như vậy là bởi bao phủ toàn bộ nước trong hồ là một màu hồng rất đẹp.
Một hồ nước với màu sắc rực rỡ nằm giữa một rừng bạch đàn và không có bất cứ loài động vật ăn thịt hay quái vật đáng sợ nào, nhiều người sẽ nghĩ rằng nơi đây không khác gì "chốn tiên cảnh". Tuy nhiên, theo lý giải của các nhà khoa học, màu hồng đặc trưng của hồ Hiller được tạo thành từ rất nhiều các loài sinh vật khác nhau trong hồ. Và biết đâu chúng lại là mối hiểm họa khó lường.
3. Hồ axit Kawah Ijen, Indonesia
Hồ Kawah Ijen được coi là hồ nước có độ axit cao nhất trên thế giới. Các nhà khoa học cho biết nhiệt độ của tầng nước dưới cùng lên tới 200 độ C.
Nước trong hồ Kawah Ijen có một màu xanh dương nhạt rất đẹp, đặc biệt màu xanh này còn có thể phát sáng vào ban đêm. Tuy rất đẹp nhưng màu xanh này ẩn chứa một bí mật đáng sợ. Nguồn gốc của nó chính là lượng khí metan chết người "luẩn quẩn" trong hồ.
Mặc dù chứa nhiều yếu tố hóa học độc hại nhưng rất nhiều người dân địa phương tại đây vẫn hằng ngày lội dọc bờ hồ để khai thác nguồn quặng lưu huỳnh dồi dào mà không có bất cứ bảo hộ lao động nào.
4. Hồ Gafsa, Tusinia
Điều kỳ lạ nhất về hồ nước Gafsa mà người ta biết cho đến nay đó là sự xuất hiện vô cùng đột ngột và bất ngờ của nó ở giữa một hoang mạc đầy cát khô cằn. Lý giải điều này, các nhà khoa học cho rằng, việc xuất hiện một hồ nước giữa sa mạc như vậy là do kết quả của hoạt động địa chấn. Tuy nhiên, tại sao hồ Gafsa lại có thể xuất hiện nhanh chóng và bất ngờ đến như vậy thì chưa ai có thể đưa ra lời giải đáp.
Người ta đã dựng bên cạnh hồ một tấm biển cảnh báo nguy hiểm bởi trong hồ nước này có chứa các loại tảo độc, hơn thế có thể có phóng xạ phát tán từ các mỏ phốt phát lân cận.
5. Hồ nước sôi Boiling Lake, Dominica
Không phải phóng đại, cái tên hồ nước sôi được người dân địa phương ở đây đặt theo đúng nghĩa đen về hiện tượng nước trong hồ sôi ở nhiệt độ 92 độ C.
Việc chơi đùa hay tắm ở hồ nước này hoàn toàn bị cấm bởi với mức nhiệt độ cao như vậy rất nguy hiểm đối với con người.
Lý giải về nhiệt độ trong hồ, các nhà khoa học cho biết, hồ Boiling Lake nằm trên miệng của một núi lửa, vì thế nó liên tục được đun sôi.
6. Hồ Killer Lake Nyos, Cameroon
Người ta gọi hồ nước này với cái tên "kẻ sát nhân" bởi nó đã từng có một "tiền án" khi cướp đi sinh mạng của 1.746 người chỉ trong một đêm.
Vào ngày 21/08/1985, một "đám mây" khí gas độc hại bắt nguồn từ hồ Nyos đã lan tỏa ra, bao phủ toàn bộ một khu vực dân cư với bán kính rộng xung quanh và cướp đi sinh mạng của hầu hết những người dân địa phương sống tại đây và toàn bộ động vật, gia súc, gia cầm.
Các nhà khoa học cho biết, khí CO2 thải ra từ hoạt động của núi lửa bên dưới hồ nước chính là nguyên nhân gây ra cái chết hàng loạt này.
7. Hồ Michigan, Mỹ
Màu sắc thanh nhẹ và tươi mát và vô cùng dễ chịu cùng với việc vắng bóng những loài động vật nguy hiểm là những gì mà hồ Michigan có thể dễ dàng "quyến rũ" người ta ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Tuy nhiên, có một cái bẫy chết người nằm ẩn sâu dưới lòng hồ khiến không ai có thể nhìn thấy được. Đó là những dòng chảy tự phát có thể cuốn người ra xa bờ và "giết chết" một cách nhẹ nhàng. Dòng chảy này nguy hiểm và ghê gớm chẳng khác gì những dòng chảy trong lòng đại dương, nó thường xuất hiện vào mùa thu.
8. Hồ Skeletons, Himalayas
Hồ Skeletons hay còn được gọi với cái tên khác là hồ Roopkund. Nơi đây đã từng "che giấu" đi tàn tích của hơn 200 xác người chết một cách bí ẩn. Phải cho đến năm 1942, quân đội Anh mới phát hiện ra sự thật này và đưa họ lên đất liền.
Không ai có thể lý giải được cái chết hàng loạt đầy bì ẩn này. Điều duy nhất mà người ta biết được đó là 200 nạn nhân này bị giết chết cùng một lúc, dưới cùng một tác nhân.
9. Hồ Kivu
Hồ Kivu nằm giữa Cộng hòa Dân chủ Congo và Rwanda. Đây được coi là một trong những hồ nước nguy hiểm nhất và được ví với quả boom có sức công phá mạnh mẽ.
Bất cứ hoạt động nào của núi lửa hoặc chỉ là dư chấn nhẹ nhất của các trận động đất cũng có thể khiến hồ nước này "phát nổ" và giết chết 2 triệu người sống quanh đó.
Giải thích cho hiện tượng này, các nhà khoa học cho biết đó là do các lớp khí cacbon dioxide dày và một lượng lớn khi metan có trong nước hồ
10. Hồ Natron, Tanzania
Hồ Natron được coi là hồ nước kỳ lạ và bí ẩn nhất trên thế giới. Không chỉ ở màu nước đỏ tươi như máu mà còn ở "khả năng" "hóa đá" các sinh vật sống trong hồ.
Theo đó, khi những loài sinh vật sống trong hồ chết đi, hồ Natron sẽ "biến" chúng thành những "bức tượng" đá và đưa chúng lên bờ. Khoa học giải thích rằng hai chất hydro và kiềm có trong hồ kết hợp với nhau tạo ra muối và đá vôi, bảo vệ các sinh vật khỏi sự phân hủy tự nhiên.
(Nguồn: Bright Side)