Những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ khiến bạn không thể tin vào mắt mình

Nguyễn Ly,
Chia sẻ

Hiện tượng mưa cá, lỗ mây, lốc lửa, cầu vồng lửa, ánh chớp xanh... là những hiện tượng thiên nhiên cực kỳ hiếm trên Trái Đất mà không phải ai cũng biết.

1. Hiện tượng mưa cá
 
Hiện tượng mưa động vật đã từng xuất hiện trong lịch sử. 

Những câu chuyện về hiện tượng mưa động vật đã có từ lâu. Vào thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên, nhà triết học đồng thời là nhà tự nhiên học La Mã Pliny the Elder là người đầu tiên ghi nhận một "cơn mưa ếch" từ trên trời rơi xuống. Năm 1794, lính Pháp cũng đã từng chứng kiến một "cơn mưa cóc". Thậm chí ngày nay, người dân Honduras cũng được tận mắt thấy hiện tượng Lluvia de Peces - cơn mưa cá diễn ra hàng năm trong vòng hơn một thế kỷ vừa qua.

Người ta giải thích là do vòi rồng nhưng nguồn cá gần nhất để hiện tượng Lluvia de Peces kỳ lạ có thể xuất hiện thì lại nằm quá xa, cách 200 km, một khoảng cách vòi rồng không thể đạt được. Hiện tượng này cũng được giải thích bằng một giả thiết khác. Do cá di chuyển đến các vùng nước ngầm khi giao mùa. Những cơn mưa rào lớn có thể cuốn theo những con cá đi. 

Một vài người khác lại tin thầy tu người Tây Ban Nha Father José Manuel chứng kiến cảnh nghèo đói của con dân Yoro đã cầu nguyện cho họ. Sau 3 ngày 3 đêm, cơn mưa cá đã xuất hiện và cứu người dân ở đây.

2. Lỗ mây
 
Lỗ mây trên bầu trời khiến nhiều người nhầm tưởng UFO xuất hiện.

Người dân ở thành phố Stockton, California (Mỹ) nói rằng họ thấy một lỗ hổng lớn trên bầu trời và nghĩ rằng lỗ hổng có thể do đĩa bay của người ngoài hành tinh tạo ra. Tuy nhiên, đây chỉ là một lỗ mây.

Hiện tượng này được giải thích là do những đám mây tích nước siêu lạnh và không thể đông cứng nếu không có một vật bám vào. Do đó gây nên hiện tượng lỗ mây. Theo các nhà khoa học, có thể do một chiếc máy bay đâm qua đám mây này trong khi nó đang trong quá trình hình thành băng. Hiện tượng lỗ mây này còn trở thành cảm hứng cho nhà thơ Black Sabbath sáng tác bài thơ “Hole In the Sky”.

3. Lốc lửa
 
Hiện tượng lốc lửa là một hiện tượng hiếm gặp và nguy hiểm.

Đây là hiện tượng rất hiếm gặp trong tự nhiên khi những cơn lốc xoáy không phải là bụi mà là lửa và khói. Những cơn lốc lửa còn được gọi là ‘Quỷ lửa’. Lốc xoáy lửa thường chỉ kéo dài khoảng 2 phút và rất hiếm gặp trong tự nhiên. Các nhà khoa học cho biết khi khối không khí nóng trên cao gặp khối không khí lạnh dưới mặt đất cùng với những đám cháy sẽ gây ra hiện tượng này.

Năm 1923, một cơn lốc lửa đã xuất hiện sau trận động đất 7.9 độ richter. Những người sống sót sau khoảnh khắc kinh hoàng đó miêu tả cơn lốc lửa khổng lồ xuất hiện quét sạch và giết chết hàng nghìn người trong chốc lát. 

4. Sét Catatumbo
 
Sét Catatumbo xảy ra trong suốt 140 đến 160 đêm một năm, 10 giờ một ngày và lên đến 280 lần mỗi giờ.

Sét Catatumbo là một hiện tượng khí quyển ở Venezuela. Sét Catatumbo đánh những tia sét mạnh và thường xuyên vào  một diện tích nhỏ. Hiện tượng này bắt nguồn từ những đám mây bão lớn ở độ cao trên 5 km, và xảy ra trong suốt 140 đến 160 đêm một năm, 10 giờ một ngày và lên đến 280 lần mỗi giờ. Sau khi xuất hiện liên tục trong hàng thế kỷ, những tia sét này đã ngưng lại từ tháng 1 - 4/2010, nhưng lại xuất hiện vài tháng sau đó.

5. Cầu vồng lửa 
 
Cầu vồng lửa là một hiện tượng thiên nhiên đẹp và vô hại với con người.

Cầu vồng lửa là một hiện tượng hiếm gặp, khá "hiền lành" và đẹp mắt. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi có các điều kiện hoàn hảo, chính xác. Thường chúng chỉ xuất hiện vào mùa hè.
  
Theo Mother Nature Network, hiện tượng quang học này hình thành từ sự khúc xạ của ánh sáng Mặt Trời, đôi khi là Mặt Trăng, qua các tinh thể băng đá lơ lửng trong không khí. Trên Trái Đất, cầu vồng lửa không thể xuất hiện ở phía bắc của vĩ tuyến 55 độ bắc và phía nam của vĩ tuyến 55 độ nam.

6. Xoáy nước Brinicle
 
Xoáy nước Brinicle có thể giết chết bất kỳ sinh vật biển nào nằm trong đường đi của nó.

Đây là một hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm cho cả người và sinh vật biển. Lớp băng bên dưới được hình thành khi hơi nóng được di chuyển từ vùng biển ấm sang vùng biển lạnh. Khi nước biển tiếp xúc với xoáy nước băng tạo ra rất nhiều bọt băng. Do đó, có thể tạo thành mảng băng và đông cứng bất cứ sinh vật biển nào chạm vào nó.

7. Ánh chớp xanh
 
Hiện tượng này chỉ xuất hiện trong vài giây ngắn ngủi.

Hiện tượng này xuất hiện lúc mặt trời mọc hoặc khi mặt trời lặn và ánh sáng không bị phân tán, sắc đỏ của mặt trời bị biến sang màu xanh trong vài giây ở trên đường chân trời. Hiện tượng kì thú này là xuất hiện do hiện tượng khúc xạ qua không khí, ánh sáng trắng bị tán xạ từ tím đến đỏ. 

Bầu không khí đóng vai trò như một lăng kính, tách ánh sáng thành các màu sắc khác nhau. Khi mặt trời mọc lên khỏi đường chân trời, màu sắc khác nhau nhiều màu sắc khác nhau của quang phổ sẽ bao trùm khiến mắt trần cũng thấy được. Vì vậy, chỉ khi mặt trời sắp lặn hoặc sắp mọc, một tia chớp màu xanh xuất hiện trong nháy mắt và chỉ một thời điểm nhất định.

8. Dông bão bẩn
 
Dông bão bẩn xảy ra ở các vụ phun trào lớn và mạnh mẽ.

Một hiện tượng khá thú vị và hiếm gặp khác, đó là dông bão bẩn, hay còn gọi là sét núi lửa. Hiện tượng này thường xảy ra ở các vụ phun trào núi lửa lớn và mạnh mẽ. Hiện tượng được giải thích rằng điện tích xuất hiện khi tro bụi, các mảnh đá trong đám mây bụi núi lửa va chạm với nhau, tạo ra tĩnh điện.

9. Cực quang
 
Cực quang là một hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp.

Hiện tượng tuyệt đẹp này xuất hiện ở cực Bắc và được biết đến là hiện tượng Bắc Cực Quang. Hiện tượng này được sinh ra do sự va chạm của các hạt mang điện tích từ gió Mặt Trời bay vào tầng khí quyển bên trên của Trái Đất. Các dải sáng của cực quang liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa trên bầu trời với màu xanh lá cây và màu tím là hai màu chủ đạo.

10. Mây cuộn
 
Mây cuộn còn gọi là mây sóng thần, xảy ra khi nhiệt độ trong không khí đột ngột thay đổi.

Những đám mây cuộn cũng nằm trong danh sách này. Mây cuộn còn biết đến với một cái tên khác là "mây sóng thần". Hiện tượng này thường kèm theo theo giông bão. 

Hiện tượng mây cuộn xuất hiện khi nhiệt độ không khí thay đổi đột ngột khiến những đám mây ấm nổi lên trên không không khí lạnh. Khi đó, tốc độ gió và hướng gió thay đổi khiến hiện tượng mây cuộn xuất hiện.

Hiện tượng này chỉ xuất hiện trong điều kiện không khí có đủ độ ẩm. Những đợt gió to đẩy mây thành những đợt sóng mây xô về phía trước giống như một "trận sóng thần mây" khổng lồ trên bầu trời.

(Nguồn: Oddee)
Chia sẻ