Những điều quan trọng không thể bỏ qua khi ăn tỏi

Minh Tuyết,
Chia sẻ

Tỏi là thực phẩm có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà ăn tỏi càng nhiều càng tốt.

Tác dụng chữa bệnh của tỏi

Tỏi có 3 hoạt chất chính là allicin, liallyl sulfide và ajoene và có nhiều tác dụng trong chữa bệnh: 

Tác dụng cho bệnh tim mạch

Trong những thập niên gần đây, khi tỷ lệ bệnh tim mạch gia tăng nhiều ở các nước phát triển, tỏi đã được xem là một loại thực phẩm chức năng có giá trị hàng đầu trong việc chống oxy hoá, bảo vệ màng tế bào, giảm cholesterol, giảm huyết áp dể phòng chống các loại bệnh tim mạch.

Chống bệnh ung thư

Tỏi không chỉ có tính chất như kháng sinh, tác dụng trên hệ tim mạch mà còn có tác động đối với tế bào ung thư. Những nghiên cứu của Trung Quốc và Ý được phổ biến trong tạp chí British Journal of Cancer số tháng 3/1993 cũng cho biết tỏi có nhiều hoạt chất có thể ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại khối u, ung thư.

Theo các nhà khoa học trường Đại học Pensylvania, khả năng ngăn chặn khối u, ung thư của tỏi liên quan đến các hợp chất S-allyl cysteine, diallyl disulfide  và diallyl trisulfide. Một hoạt chất khác ít được nhắc đến là ajoene. Ajoene cũng có tác dụng làm giảm độ dính của máu. Ngoài ra, tỏi còn có hàm lượng khoáng chất selenium, một chất chống oxy hoá mạnh làm tăng khả năng bảo vệ màng tế bào, phòng chống ung thư và bệnh tim mạch của tỏi.

Trị cảm cúm

Các nghiên cứu cho thấy những tinh chất trong tỏi có tác dụng tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, bảo tồn các chất kháng ôxy hóa trong cơ thể, qua đó giúp cơ thể giải cảm một cách hữu hiệu và nhanh chóng

Cao huyết áp

Tỏi có tác dụng kiểm soát huyết áp bằng cách làm giảm độ nhớt của máu nhờ vào chất ajioene. Chất này còn ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông.

Tỏi có tác dụng  bảo vệ não

Theo các chuyên gia Đại học Missouri (Mỹ), tỏi khả năng bảo vệ não khỏi sự tấn công của tuổi tác và bệnh tật, thậm chí còn có thể ngăn chặn sự phát triển của các căn bệnh thần kinh liên quan đến lão hóa, như chứng Alzheimer và Parkinson.

lưu ý khi ăn tỏi 1
Ảnh minh họa

Những người không nên ăn tỏi


Tuy tỏi có rất nhiều tác dụng trong chữa bệnh nhưng việc tiêu thụ nó lại được khuyến cáo với một số người. Những người mắc các bệnh sau đây nên hạn chế ăn tỏi để tránh bệnh nặng thêm: 

Người bị bệnh về mắt

Theo y học, ăn nhiều tỏi trong thời gian dài là tác nhân làm tổn thương mắt. Vì vậy những người bị bệnh về mắt, khí sắc kém, thiếu máu, giảm thị lực, ù tai, hoa mắt, mất trí nhớ… không nên ăn quá nhiều tỏi.

Bệnh nhân viêm gan

Một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan dễ buồn nôn. Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan. 

Người bị bệnh tiêu chảy 

Vì khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Do đó, không nên ăn tỏi sống vì dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn. 

Người bị bệnh thận

Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay, đối với người có bệnh nặng hoặc người đang uống thuốc, có khả năng xuất hiện tác dụng phụ rất rõ rệt, không những có thể làm cho bệnh cũ tái phát, mà còn làm cho thuốc uống vào mất hiệu quả, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể

lưu ý khi ăn tỏi 2
Ảnh minh họa

Một số lưu ý khi ăn tỏi đen

Tác dụng của tỏi đen

Theo thiếu tá, TS Vũ Bình Dương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng sản xuất thuốc, Học viện Quân y, cho biết công dụng của tỏi đen đã được các nước Nhật Bản, Hàn Quốc… nghiên cứu và sử dụng rất nhiều.

 So với tỏi trắng thông thường, tỏi đen có những sự khác biệt ưu việt. Cụ thể, nhờ quá trình lên men làm biến đổi thành phần hóa học trong tỏi, tạo ra những nhóm có nhiều tác dụng sinh học như flavonoid, polyphenol, thiosulfit, đặc biệt SAC có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, ức chế tế bào ung thư. 

Thành phần SAC trong tỏi đen tăng lên từ  5-12 lần so với tỏi trắng. Ngoài ra, có một số nhóm chất như axit amin, đường tăng lên khoảng 5-10%; nhất là thành phần fructose tăng lên 50 lần khiến cho tỏi đen có vị ngọt.

Cách sử dụng tỏi đen để có hiệu quả

Mặc dù tỏi đen có nhiều công dụng vượt trội so với tỏi trắng, song ông Dương cũng lưu ý: Việc sử dụng tỏi đen quá nhiều (trên 1 củ, tương đương 20g/ngày) sẽ gây kích thích tiêu hóa, bị tiêu chảy. Và do quá trình lên men làm biến đổi một số hoạt chất nên trong nhiều trường hợp tỏi đen không có công dụng bằng tỏi trắng, chẳng hạn như với việc chữa cảm cúm hoặc chữa chứng đầy bụng trướng hơi bởi tinh dầu đã bị bay hơi, chuyển hóa thành chất khác rồi. Rõ rang, mặc dù tỏi đen có nhiều công dụng song không phải là thần dược trong mọi trường hợp

Những người thích hợp sử dụng tỏi đen đó người già yếu, người mới ốm dậy, người làm việc trong môi trường độc hại (như công nhân nhà máy hóa chất), người có nguy cơ bị mắc các bệnh ung thư cao như ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư gan… Nhiều người có tâm lý cái gì tốt thì sử dụng thường xuyên, thậm chí sử dụng quá mức. Việc dùng tỏi đen để phòng bệnh là nên làm nhưng cần theo hướng dẫn của bác sĩ, TS Dương nhấn mạnh.
Chia sẻ