Nhiều người thắc mắc tại sao không ra đường vẫn mắc COVID-19, thú cưng trong gia đình có thể chính là câu trả lời

Hướng Dương HT (T/H),
Chia sẻ

Có nhiều ca mắc COVID-19 nhưng vẫn khăng khăng bản thân không hề đi đâu, vậy vì sao mà nhiễm bệnh?

Tại sao ra không ra ngoài mà vẫn mắc bệnh?

Về vấn đề này, trao đổi với báo Thanh niên, bác sĩ chuyên khoa 1 Bùi Trung Hậu, làm việc tại Bệnh viện Quận 10, tham gia tiêm vắc xin phòng chống Covid-19 tại TP.HCM, cho biết: Có thể người trong nhà đã tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhưng vật nuôi của bạn thì chưa.

Theo vị bác sĩ này, chó mèo có thể mang virus Covid-19 và lây nhiễm sang cho người, khiến người nuôi nó thành F0. Theo đó, khi chó mèo chạy ra ngoài đường, hoặc sang nhà khác, vô tình chúng tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19. Virus có thể dính trên lông của chúng. Khi trở về nhà, người chủ lại ôm ấp, vuốt ve thậm chí là hôn thú cưng của mình. Chính nguyên nhân này dẫn đến chủ nuôi bị mắc bệnh.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Bùi Trung Hậu cho biết: "Virus Covid-19 dính lên đâu đi chăng nữa, không chỉ là lông chó mèo mà có thể là bề mặt điện thoại, tay nắm cửa… thì người tiếp xúc với nó đều có thể bị lây nhiễm".

Ở nhà cả ngày vẫn thành F0, đây là nguyên nhân nhiều nhà mắc phải! - Ảnh 1.

Chó mèo có thể tiếp xúc với các nhà hàng xóm là F0, virus dính trên lông.

Thực hiện chỉ thị số 16 của chính phủ, ai ở đâu ở yên đó thì vật nuôi trong nhà cũng cần tuân thủ như vậy. Trước đây, virus SARS-CoV-2 chỉ lây lan qua giọt bắn nhưng bây giờ những biến thể của con virus này đã có thể lây lan qua không khí. Điều này rất nguy hiểm. Theo những nghiên cứu mới nhất, con virus này có thể theo nước bọt khi nói, ho, giọt bắn xa 2 mét. Theo chiều gió có thể lan tới 4 mét.

Nên giãn cách cả thú cưng

Quan điểm của bác sĩ chuyên khoa 1 Bùi Trung Hậu được bác sĩ Nguyễn Thanh Lâm, Giám đốc Phòng khám đa khoa Tâm An, huyện Nhà Bè, TP.HCM đồng tình.

"Chó, mèo, thú cưng của nhà nuôi cũng cần phải giãn cách. Tức là không thả rông, không cho chúng qua nhà người khác. Phải nhốt, cột riêng… không tiếp xúc với nó. Nếu là mèo, khó kiểm soát hơn thì lưu ý không cho mèo vào nhà, thường xuyên sát khuẩn các bề mặt như bàn ghế, góc nhà… nơi mèo hay nằm. Khi chúng ta hiểu về đường lây của Covid-19, sẽ biết tất cả những yếu tố nguy cơ và phòng tránh", bác sĩ Nguyễn Thanh Lâm nói.

Bên cạnh đó, theo báo Tiền Phong đã đăng tải, trong 1 nghiên cứu, tiến sĩ Dorothee Bienzle, giáo sư bệnh học thú y tại Đại học Guelph ở Ontario, Canada, cho biết: “Nếu ai đó mắc COVID-19, thì khả năng cao là họ sẽ truyền cho thú cưng của mình và khuyến cáo những người mắc COVID-19 giữ khoảng cách với vật nuôi của họ, không cho chúng ra khỏi nhà".

Những thú cưng đã lỡ đi chơi, chạy ngoài đường, sang nhà người khác rồi... thì khi chúng về, bạn nên nuôi nhốt, tách biệt và thường xuyên vệ sinh khu vực vật nuôi nằm. Chủ nuôi cần cho chúng phơi nắng, xịt nước cho chúng từ đằng xa trước, sau đó xịt cồn hoặc nước sát khuẩn vào lông. Khi làm những việc này, chủ nuôi cũng cần đeo khẩu trang, đi găng tay, sử dụng kính chống giọt bắn.

Chia sẻ