Nhà xuất bản ĐHSP lên tiếng về vụ sách dạy trẻ “sờ vào vùng kín của nhau“

Theo Lao động,
Chia sẻ

Nhà xuất bản Đại học Sư phạm cho rằng, trên các trang báo điện tử và trang mạng xã hội đã đăng tải thông tin, bình luận thiếu thống nhất về nội dung một tình huống; việc đưa thông tin có tính thực tiễn vào trang sách là cần thiết.

Nhà xuất bản ĐHSP lên tiếng về vụ sách dạy trẻ “sờ vào vùng kín của nhau“

Xoay quanh tình huống của hai nhân vật Nam và Dũng ‘sờ vào vùng kín của nhau’ và ‘đây sẽ là một bí mật đặc biệt giữa hai người’ trong cuốn sách “Bài tập thực hành Kỹ năng sống 4”, do nhóm tác giả Lưu Thu Thủy (Chủ biên), Trần Thị Thái Hà, Đào Vân Vi biên soạn, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm ấn hành, Nhà xuất bản ĐHSP cho rằng, tình huống được một số báo điện tử, mạng xã hội đăng tải là 1 trong 5 tình huống của Bài tập 2 trong cuốn sách “Bài tập thực hành kĩ năng sống 4”, thuộc Chủ đề 4 – Kĩ năng tự bảo vệ mình có nội dung là “Tình huống an toàn và không an toàn”, cùng các yêu cầu cụ thể:

Em hãy đọc kĩ các tình huống dưới đây và cho biết:

- Tình huống nào là không an toàn? Các bạn trong những tình huống đó có thể gặp nguy cơ gì?

- Khi gặp tình huống không an toàn như vậy, các bạn đó cần phải làm gì?

Nhà xuất bản ĐHSP lên tiếng về vụ sách dạy trẻ “sờ vào vùng kín của nhau“
ình huống 2 có nội dung dạy trẻ 'sờ vào vùng kín'.

Nhà xuất bản ĐHSP lên tiếng về vụ sách dạy trẻ “sờ vào vùng kín của nhau“
Yêu cầu cụ thể của Bài tập 2 thuộc Chủ đề 4 – Kĩ năng tự bảo vệ mình.

Như vậy, nếu chỉ đơn thuần đọc nội dung tình huống mà chưa xem xét yêu cầu của bài tập thì có thể hiểu lầm. Thông qua việc hướng dẫn của giáo viên, học sinh phân biệt được các tình huống an toàn và tình huống không an toàn; nhận diện được nguy cơ mà các nhân vật trong tình huống gặp phải để từ đó phòng tránh các tình huống không an toàn, tự bảo vệ mình.

Tiếp theo đó, mạch logic của việc xây dựng nội dung Chủ đề 4 hướng các em học sinh tới 03 bài tập tiếp theo để thực hành, rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ mình với các yêu cầu có độ khó tăng dần.

Nhà xuất bản ĐHSP lên tiếng về vụ sách dạy trẻ “sờ vào vùng kín của nhau“
Bài tập 3 (gồm 13 tình huống).  

Nhà xuất bản ĐHSP lên tiếng về vụ sách dạy trẻ “sờ vào vùng kín của nhau“
Bài tập 4 (gồm định hướng 13 hành động cụ thể, thiết thực).  

Nhà xuất bản ĐHSP lên tiếng về vụ sách dạy trẻ “sờ vào vùng kín của nhau“
Bài tập 5 (gồm 06 hướng dẫn cụ thể, thiết thực, hiệu quả). 

Điều này hoàn toàn phù hợp với logic tiếp nhận thông tin, rèn luyện kĩ năng sống của trẻ; đồng thời, đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục hiện nay là giáo dục trẻ dựa trên các tình huống có tính hiện thực, không né tránh, thuyết giảng chung chung, thông tin mập mờ.Không chỉ vậy, cuối mỗi chủ đề còn có phần “Ghi nhớ” được đóng khung giúp định hình những nhận thức quan trọng cho học sinh và tổng kết nội dung quan trọng nhất của chủ đề.

Từ những cơ sở nêu trên, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm cho rằng: Việc đưa các tình huống cụ thể, có tính thực tiễn vào trang sách, giúp các em học sinh được tiếp xúc, nhận diện và phát hiện ra các nguy cơ tiềm ẩn mà mình có thể gặp phải để chủ động có biện pháp phòng tránh, tự bảo vệ mình trong cuộc sống thực hằng ngày là cần thiết.

Qua việc hoàn thành các yêu cầu của bài tập tình huống này, học sinh được rèn luyện để biết cách nhận diện từ tình huống cụ thể mà tránh được nguy cơ, rủi ro bị buôn bán, bị bắt cóc hoặc bị xâm hại tình dục.

Chủ đề 4 góp phần định hướng cho học sinh có những hành động đúng đắn, giúp giảm thiểu mức độ, nguy cơ, diễn biến và hậu quả của tình hình xâm hại tình dục, bắt cóc và buôn bán trẻ em vị thành niên đang có xu hướng ngày càng gia tăng và trở thành “vấn nạn” của rất nhiều quốc gia hiện nay.

Nhà xuất bản ĐHSP khẳng định: “Chúng tôi luôn nỗ lực để ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng các xuất bản phẩm của mình, mong sát cánh cùng các em học sinh, các bậc phụ huynh và nhà trường trong công cuộc xây dựng thế hệ tương lai đầy tự chủ, tự cường, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế”.

Tuy nhiên đó chỉ là những giải thích từ phía Nhà xuất bản ĐHSP, còn nhiều ý kiến các bậc phụ huynh cho rằng, cho dù là để dạy các em phân biệt trước các tình huống an toàn hay không an toàn về nguy cơ xâm hại tình dục đi nữa, thì việc đưa ra tình huống một cách thô thiển và phản cảm có nên chăng? Trên thực tế, có nhiều cách đặt ra tình huống khác nhau nhưng cùng một mục tiêu là giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ cho trẻ em chứ không nhất thiết cứ phải chơi trò tình huống "sờ vào vùng kín của nhau" thì mới giúp các em nhận diện được sự việc.

Chia sẻ