Nguy hiểm khi bụi mịn đi thẳng vào phổi, phải làm gì để làm sạch phổi ngay hôm nay?
Hiện tại, Hà Nội và TP.HCM đều đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề. Bụi mịn trong không khí là vấn đề mà cơ quan các cấp chính quyền cần hết sức quan tâm.
Bụi mịn gây hại nghiêm trọng ở Hà Nội và TP.HCM và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe phổi
Trong tháng vừa qua, nhiều người ở Hà Nội cảm thấy vô cùng ngột ngạt, không khí mờ mịt vì bụi lơ lửng, mức độ ô nhiễm tập trung nhiều hơn cả ở các điểm có nhiều phương tiện qua lại. Hiện tại, Hà Nội và TP.HCM đều đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề. Ngay vào thời gian đầu năm 2019, nhiều ngày bụi liên tục lơ lửng trong không khí, gây tình trạng khó chịu cho sức khỏe của mọi người.
Trong tháng vừa qua, nhiều người ở Hà Nội cảm thấy vô cùng ngột ngạt, không khí mờ mịt vì bụi lơ lửng, mức độ ô nhiễm tập trung nhiều hơn cả ở các điểm có nhiều phương tiện qua lại.
Ở Hà Nội, một số tuyến đường luôn được coi là "điểm đen" về ô nhiễm không khí. Kết quả quan trắc chất lượng không khí cho thấy luôn ở mức cao trong 10 điểm đo không khí của Sở Tài nguyên – môi trường Hà Nội.
Các nhà khoa học mới đây công bố có thời điểm trong tháng 1/2019, tại Việt Nam, nồng độ bụi mịn vượt mức 100, gấp trên 2 lần quy chuẩn quốc gia và gấp trên 4 lần so với quy chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.
Giới chuyên gia nhận định, loại bụi mịn này hình thành từ các chất như cacbon, sunphua, nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Nếu là dạng bụi mịn PM2.5 thì chúng sẽ có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, gây nên những căn bệnh chết người như bệnh hô hấp, tim mạch, ung thư.
Có thời điểm trong tháng 1/2019, tại Việt Nam, nồng độ bụi mịn vượt mức 100, gấp trên 2 lần quy chuẩn quốc gia và gấp trên 4 lần so với quy chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.
Bụi mịn PM2.5 có kích cỡ siêu nhỏ, chỉ bằng 1/30 của sợi tóc nên được coi là sát thủ nguy hiểm nhất trong không khí bởi khả năng len lỏi sâu vào cơ thể, gây ra một loạt các bệnh nguy hiểm nói trên.
Đây chắc chắn là vấn đề mà người đô thị cần hết sức quan tâm bởi chúng là nguyên nhân gây nên hàng loạt bệnh tật, nhất là tình trạng lá phổi luôn bị quá tải vì quá nhiều bụi bẩn tích tụ lại. Làm thế nào để làm sạch phổi, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc những bệnh tật nguy hiểm trong cuộc sống đô thị là vấn đề hàng đầu người dân cần quan tâm.
Làm thế nào để làm sạch phổi, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc những bệnh tật nguy hiểm trong cuộc sống đô thị là vấn đề hàng đầu người dân cần quan tâm.
Làm sạch phổi bằng những giải pháp đơn giản, áp dụng chặt chẽ trong lối sống, chế độ ăn hàng ngày
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền), để làm sạch phổi hiệu quả nhất thì ý thức của mỗi người đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ý thức thể hiện rõ trong việc duy trì lối sống lành mạnh, tạo thêm những thói quen có lợi cho sức khỏe. Nhất là chế độ ăn uống, bạn cần tăng cường rau củ quả tươi sạch để chống lại tình trạng nhiễm khuẩn ở phổi, cải thiện sức khỏe hệ hô hấp. Cụ thể:
Nicotine và hàng loạt hóa chất khác có trong thuốc lá đang đẩy rất nhiều người - cả những người chủ động hút thuốc lẫn những người vô tội xung quanh - vào nguy cơ viêm phổi, lao, ung thư phổi…
Bỏ hút thuốc: Đây là điều đầu tiên cần làm, nếu bạn đang có "thú vui" này. Nicotine và hàng loạt hóa chất khác có trong thuốc lá đang đẩy rất nhiều người - cả những người chủ động hút thuốc lẫn những người vô tội xung quanh - vào nguy cơ viêm phổi, lao, ung thư phổi…
Tăng cường vitamin C, chất chống oxy hóa cho cơ thể: Bằng cách ăn những loại thực phẩm giàu những chất này như ổi, dứa, cherry, trái cây họ cam chanh, cà chua, ớt chuông, hành tây… Nếu không thích ăn, bạn có thể ép nước để uống, chẳng hạn nên uống nước chanh, dứa hoặc nước chè xanh mỗi ngày.
Sử dụng gia vị có tác dụng làm sạch phổi, tăng cường sức khỏe phổi cũng là thói quen ăn uống tốt mà mọi người nên duy trì.
Sử dụng gia vị có tác dụng làm sạch phổi, tăng cường sức khỏe phổi: Gừng sẽ giúp loại bỏ độc tố trong phổi, làm thông đường thở. Bạn nên ăn gừng tươi hoặc uống trà dừng, cũng có thể cho gừng vào nước tắm để tăng hiệu quả thải độc qua da. Lá bạc hà có thể dùng trong các món ăn, làm tăng hương vị, hoặc cho vào trà, nước để uống, khoảng 3-5 lá mỗi ngày. Lá kinh giới cũng sẽ giúp thông mũi, lọc phổi, hỗ trợ điều trị bệnh liên quan ở đường hô hấp. Một số loại thực phẩm khác như các loại rau họ cải, cá béo, đậu, các loại hạt... cũng có tác dụng bổ phổi và cả thiện sức khỏe nói chung, nên ăn nhiều hơn, cùng với đó là nhớ bảo đảm đủ lượng nước mỗi ngày.
Ngoài ra, giới chuyên gia khuyên bạn nên vận động đều đặn mỗi ngày, nên tập yoga và hít thở sâu để cải thiện dung tích phổi và đẩy mạnh hơn việc thải tạp chất ra khỏi lá phổi của bạn.