Người phụ nữ xinh đẹp bỗng hóa sồ sề, ngực chảy đến rốn sau 2 lần sinh nở bởi chứng bệnh nghe xong chỉ chực khóc hết nước mắt

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Người ta thì muốn đi nâng ngực cho ngực to hơn còn người phụ nữ này thì ngược lại. Mỗi ngày, chị đều mong sao ngực nhỏ lại để có được cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc như xưa...

Phì đại, sa trễ tuyến vú - Tình trạng thường gặp ở chị em phụ nữ sau sinh

Theo TS.BS Phạm Thị Việt Dung (Trưởng bộ môn Phẫu thuật Tạo hình - trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ - Bệnh viện Bạch Mai), gần đây khoa mới tiếp nhận một trường hợp bị sa trễ và phì đại tuyến vú nặng.

Bệnh nhân chia sẻ, trước khi lấy chồng, ngực chị cũng đẹp lắm. Giống như bao người con gái đẹp khác, chị cũng rất tự tin khi được bao anh theo đuổi. Thế rồi chị vui vẻ và hạnh phúc khi gặp và kết hôn người chồng hiện tại của mình.

Khi mang thai lần đầu, ngực chị bỗng to nhanh khủng khiếp, nhìn phát hoảng nhưng lúc đó chị chỉ nghĩ đơn giản do ảnh hưởng của thời kỳ thai sản. Thế nào rồi sinh con xong, cơ thể sẽ phục hồi lại như ngày son rỗi. Thế nhưng, sinh con xong, ngực chị không trở về trạng thái ban đầu, thậm chí còn ngày càng to ra, chảy xệ bất thường.

Cận cảnh bộ ngực phì đại, sa trễ của người phụ nữ.

Đến lúc sinh bé thứ hai, ngực phát triển to nhanh, rồi "chảy dài thêm đến rốn" như bây giờ. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của chị cũng như hạnh phúc vợ chồng. Làm gì cũng thấy nặng nề, khó chịu. Từ lúc ngực to ra thêm, chị rất ngại ra ngoài, tới chỗ đông người. Và đặc biệt rất khó chọn lựa quần áo. Chị tâm sự với bác sĩ: "Lúc nào chị cũng phải nằm nghiêng chứ nằm ngửa khó thở lắm, hai bên ngực khổng lồ này chèn lên lồng ngực thở sao nổi!".

Sau nhiều ngày sống chung với bộ ngực phiền toái này, tầm 6 tháng sau sinh bé thứ hai, tìm hiểu các trang thông tin, chị đã tìm đến TS.BS Phạm Thị Việt Dung với mong muốn thu nhỏ lại bộ ngực của mình để vừa đảm bảo thẩm mỹ vừa nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như những rủi ro sức khỏe không đáng có trong tương lai.

Người phụ nữ xinh đẹp bỗng hóa xồ xề, ngực chảy đến rốn sau 2 lần sinh nở bởi chứng bệnh nghe xong chỉ chực khóc hết nước mắt - Ảnh 3.

Sau nhiều ngày sống chung với bộ ngực phiền toái này, người phụ nữ quyết định thu gọn ngực.

Khắc phục tình trạng sa trễ, phì đại nặng bằng cách sớm phẫu thuật thu gọn vú, tránh hệ lụy đáng tiếc

TS.BS Phạm Thị Việt Dung chia sẻ, đây là một trường hợp sa trễ và phì đại nặng, kết quả đo cho thấy thể tích vú mỗi bên khoảng 1200 cc trong khi vú phụ nữ Việt Nam bình thường là 300-350 cc (tức là to gấp 4 lần bình thường).

Với vú phì đại có hai nhóm kỹ thuật là cắt rời quầng núm vú để cắt tuyến, sau khi cắt tuyến sẽ ghép trở lại. Kỹ thuật này được nhiều bác sĩ thực hiện cho các vú sa trễ, phì đại nhiều và khổng lồ vì dễ phẫu thuật hơn.

"Tuy vậy, kỹ thuật này có nhược điểm là đã cắt rời quầng núm vú nên thần kinh cảm giác, mạch máu và ống tuyến không còn liên tục sẽ làm cho quầng núm vú có nguy cơ hoại tử hoàn toàn hoặc bán phần nếu ghép không đúng kỹ thuật, hình thể quầng vú có thể bị biến đổi, núm vú teo sau mổ, bệnh nhân không còn cảm giác ở quầng núm vú và không cho con bú được", BS Việt Dung nói.

Người phụ nữ xinh đẹp bỗng hóa xồ xề, ngực chảy đến rốn sau 2 lần sinh nở bởi chứng bệnh nghe xong chỉ chực khóc hết nước mắt - Ảnh 4.

Một số phẫu thuật viên khác sử dụng vạt mang phức hợp quầng núm vú (quầng núm vú vẫn dính vào một phần tuyến vú) nên khắc phục hầu hết các nhược điểm trên. Tuy nhiên, khi vú phì đại nhiều và sa trễ nặng, chiều dài cuống vạt da tuyến mang quầng núm vú quá dài sẽ làm cho máu có thể không tới để nuôi dưỡng được toàn bộ quầng núm vú. Khi đó hoại tử quầng núm vú có thể xảy ra.

"Để khắc phục điều này, Giáo sư Trần Thiết Sơn đã sáng tạo, chụp tìm đường đi của mạch máu trước, lấy mạch máu vào vạt da tuyến mang quầng núm vú. Nhờ đó, quầng núm vú được nuôi dưỡng tốt hơn, tỷ lệ hoại tử thấp hơn nhiều so với kỹ thuật thông thường", BS Việt Dung cho hay.

Người phụ nữ xinh đẹp bỗng hóa xồ xề, ngực chảy đến rốn sau 2 lần sinh nở bởi chứng bệnh nghe xong chỉ chực khóc hết nước mắt - Ảnh 5.

GS Trần Thiết Sơn, TS.BS Phạm Thị Việt Dung cùng các đồng nghiệp trong ca phẫu thuật.

Chuyên gia nhận định, tình trạng phì đại vú hay gặp ở các giai đoạn có sự thay đổi lớn về hormone trong cơ thể, đó là thời kì dậy thì và chửa đẻ. Không có cách nào hiệu ngăn ngừa tình trạng này. Khi bị phì đại vú trong thời kỳ mang thai, để vú phì đại và sa trễ đỡ nặng hơn, nhiều chị em chủ động cắt sữa, cho con bú sữa ngoài.

"Khi bệnh nhân bị tình trạng vú phì đại quá nhiều hoặc khổng lồ, nên sớm phẫu thuật thu gọn vú để tránh các hệ lụy do thể tích vú tác động liên tục gây gù lưng, đau vai gáy, hăm loét nếp lằn dưới vú, và nhiều khi là sự tự ti, mặc cảm, hạn chế giao tiếp xã hội của bệnh nhân", BS Việt Dung cho biết thêm.

Chia sẻ