Người phụ nữ không thể tăng cân vì mắc bệnh hiếm gặp
Lisa Brown, 32 tuổi sống tại Milwaukee đang phải "chiến đấu" để cứu lấy mạng sống của mình vì cô đang mắc một bệnh hiếm gặp và không thể tăng cân.
Trong mùa hè năm 2011, Lisa Brown bắt đầu giảm cân. Theo lời của chồng cô, Patrick Brown, thì mới đầu cả hai không quan tâm lắm tới sự giảm cân này. Họ chỉ thực sự lo lắng khi tình trạng giảm cân không dừng lại và cô không thể tăng cân trở lại.
Lisa thường xuyên bị nôn sau mỗi bữa ăn và không thể di chuyển vì đau bụng dữ dội. Các bác sĩ kê cho cô thuốc trào ngược dạ dày nhưng không hề hiệu quả. quy định axit reflux thuốc, nhưng nó đã không làm việc.
Trong tháng 12 năm 2013, cô được chẩn đoán mắc hội chứng Hội chứng động mạch mạc treo tràng trên (hội chứng SMA). Hội chứng này thường gây ra sự rối loạn hệ tiêu hóa do một phần ruột non bị chèn ép, không cho thực phẩm di chuyển qua. Sau khi phẫu thuật, cô cảm thấy tốt hơn trong vài tháng. Nhưng sau đó, cô lại tiếp tục giảm cân mất kiểm soát.
Quyết tâm tìm ra căn nguyên bệnh của mình, trong tháng 4 năm 2014, cô đã quay một đoạn video về câu chuyện của mình và đăng trên Youtube. Mẹ cô cũng gửi video và tình trạng của Lisa tới cho các chuyên gia tại Bệnh viện Cleveland (Cleveland Clinic) ở Ohio - nơi có nhiều chuyên gia về Hội chứng động mạch mạc treo tràng trên.
Đoạn video thu hút được sự chú ý và đến ngày 11 tháng 5, Lisa được đưa đến bệnh viện Cleveland. Lúc này cô rất yếu nhưng vì chồng cô đang đi công tác nên mẹ cô đi cùng.
Lisa đến bệnh viện để gặp Tiến sĩ Matthew Kroh, giám đốc phẫu thuật nội soi. Mục tiêu của Tiến sĩ Kroh trong suốt 3.5 tuần cô nằm viện rất đơn giản nhưng kiên quyết. Đó là giúp cô giải quyết tình trạng dinh dưỡng và tìm ra nguyên nhân khác có thể có ngoài hội chứng SMA.
Sang tháng 6, cô tăng cân một chút và tràn đây hy vọng về biện pháp thay đổi lượng axit qua cơ thể.
Vào tháng 7, cô lại nhận được một chẩn đoán mới là bị liệt dạ dày. Bệnh này khiến cho dạ dày không thể hoạt động đúng chức năng. Cô lại trở lại bệnh viện Cleveland để thực hiện các bước tiếp theo trong điều trị liệt dạ dày.
"Dạ dày của cô không hoạt động được. Việc chúng tôi có thể làm bây giờ là xem xét những gì tốt nhất cho cô ấy", bác sĩ, tiến sĩ Matthew Kroh, giám đốc phẫu thuật nội soi, nói với tạp chí People.
Lisa trong đám cưới của mình, trước khi bị bệnh.
Cô phải dùng ống nuôi hàng ngày để có thể dễ dàng đi lại.
Lisa cho biết, cô vẫn luôn hy vọng mình sẽ phục hồi, không bao giờ bỏ cuộc và sẽ còn cùng chồng đi du lịch đến Ý.
Hội chứng động mạch mạc treo tràng trên: Hội chứng động mạch mạc treo tràng trên, còn gọi là hội chứng Wilkie, hội chứng rễ mạc treo ruột, tắc ruột tá tràng mạn tính và tắc mạch mạc treo gián đoạn. Do bất thường về vị trí mạch máu ổ bụng, gây tắc nghẽn toàn bộ hoặc một phần tá tràng cấp tính, mạn tính, hay không liên tục. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này thường do: nằm nghỉ ngơi kéo dài, chấn thương cột sống, vẹo cột sống, phẫu thuật vẹo cột sống hoặc cắt bỏ thận trái. Hội chứng bao gồm các triệu chứng: cảm giác no sớm, buồn nôn, nôn mửa, đau như dao đâm ngay sau khi ăn do tá tràng bị đè nén và phải tăng nhu động để đền bù, chướng bụng hay bụng biến dạng, ợ hơi, đau bụng, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng nặng, không tăng cân, thể trạng gầy yếu, gù vẹo cột sống, ưỡn cột sống, giảm chất béo trong cơ thể, hạch bạch huyết phì đại, có khối u sau phúc mạc. Nếu chậm trễ trong chẩn đoán hội chứng SMA có thể dẫn đến suy dinh dưỡng cấp gây tử vong, mất nước, thiểu niệu, bất thường điện giải, hạ kali máu, vỡ dạ dày cấp tính hoặc thủng ruột do thiếu máu mạc treo tràng trên kéo dài, giãn dạ dày, xuất huyết tiêu hóa ở đường tiêu hóa trên, sốc giảm lưu lượng máu, viêm phổi sặc, trụy tim mạch đột ngột... |
(Nguồn: People)