Người phụ nữ chết điếng khi số tiền tiết kiệm hơn 170 triệu đồng không cánh mà bay, danh tính thủ phạm càng khiến cô tự trách mình

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Mặc dù rất xót số tiền bị mất nhưng người mẹ này càng buồn hơn khi nhận ra mình đã không tập trung dạy dỗ con cái đúng cách.

Tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc cách đây ít lâu xảy ra một câu chuyện, người phụ nữ phát hiện số tiền vốn dành để làm đám tang cho người chồng mắc bệnh hiểm nghèo không cánh mà bay khỏi tài khoản. Sau đó cảnh sát phát hiện, đứa con trai 10 tuổi chính là thủ phạm của vụ việc. Đứa con 10 tuổi của chị đã chi 50.000 tệ (170 triệu đồng) để thưởng cho game thủ.

Gần đây một cô bé 12 tuổi ở thành phố Giao Châu, tỉnh Sơn Đông cũng đã sử dụng Wechat của mẹ để chuyển 16.800 tệ (56 triệu đồng) cho chính mình rồi lặng lẽ xóa lịch sử trò chuyện. Chỉ trong 3 ngày cô bé đã tiêu 12.000 tệ (40 triệu đồng) để mua những "hộp mù" - chiếc cặp chứa những nhân vật hoạt hình hoặc búp bê sản xuất với số lượng hạn chế. 

Khi bị mẹ phát hiện, hỏi cảm giác như thế nào khi tiêu số tiền lớn đến vậy, cô bé thản nhiên trả lời: "Khác gì tiêu một tệ đâu mẹ". Thậm chí nếu cô bé mua phải những hộp mù trùng lặp, cô sẵn sàng cho bạn bè của mình để mua sản phẩm mới. 16.800 tệ có thể không phải là vấn đề lớn với nhiều gia đình ở Trung Quốc nhưng đối với người mẹ này thì đó là một khoản tiền không nhỏ bởi cô đã phải tiết kiệm trong nhiều năm. Mặc dù rất xót số tiền bị mất nhưng người mẹ này càng buồn hơn khi nhận ra mình đã không tập trung dạy dỗ con cái đúng cách.

Người mẹ chết điếng khi số tiền tiết kiệm hơn 170 triệu đồng không cánh mà bay, danh tính thủ phạm càng khiến bà tự trách mình - Ảnh 1.

Nhiều cha mẹ tin rằng trẻ em chỉ cần học tập tốt, và không nên đề cập tới tiền bạc với con trẻ "Vì chúng còn nhỏ, chưa cần biết đến cách tiêu tiền". Tuy nhiên, hậu quả cũng những đứa trẻ mù mờ chuyện tiền bạc đôi khi lớn hơn bạn nghĩ.

Phương Tây có câu "Hãy dạy cho con bạn về tiền, nếu không sẽ có kẻ khác dạy" và có thể những đứa trẻ sẽ học hỏi về tiền bằng một phương pháp mà bạn không thích, thậm chí là bằng những chiều hướng tai hại. Thử tưởng tượng nếu 2 đứa trẻ trên có cái nhìn đúng đắn về tiền bạc, liệu chúng có dễ dàng dùng số tiền mẹ tiết kiệm được để mua thẻ game không? Những đứa trẻ không ý thức được về giá trị của đồng tiền, nó sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi chi tiêu trong tương lai, cũng như đầu tư và các khía cạnh khác ở tuổi trưởng thành.

Giáo dục tiền bạc cho trẻ theo từng độ tuổi

Tuổi từ 2 đến 3

Trẻ em từ 2 đến 3 tuổi chưa hiểu giá trị của đồng tiền nhưng chúng có thể bắt đầu học cách nhận biết tên các đồng tiền. Con bạn có thể kiểm tra màu sắc và hình dạng của các đồng tiền khác nhau, sau đó ghép với hình ảnh trên tiền để nhận biết về mệnh giá tiền. 

4 đến 5 tuổi

Trước khi đi siêu thị, hãy đưa cho đứa trẻ một phiếu giảm giá và yêu cầu chúng để mắt đến các sản phẩm nằm trong danh sách được giảm. Cách này sẽ làm con cảm thấy như đang giúp bố mẹ và làm một việc quan trọng. Một cách khác để dạy trẻ mẫu giáo về tiền là thành lập một nhà hàng tưởng tượng ở nhà.

Nhắc nhở con bạn sau bữa tối tưởng tượng rằng chúng phải trả hóa đơn. Bạn có thể sử dụng tiền giả vờ cho phần này. Con bạn cũng nên học tầm quan trọng của việc chờ đợi. Nó là một kỹ năng quan trọng để tiết kiệm và chi tiêu.

Người mẹ chết điếng khi số tiền tiết kiệm hơn 170 triệu đồng không cánh mà bay, danh tính thủ phạm càng khiến bà tự trách mình - Ảnh 2.

6 đến 8 tuổi

Sau khi nhận được trợ cấp, con bạn cần học cách tiết kiệm tiền. Bạn có thể cung cấp những con heo đất để con tiết kiệm tiền cho các mục đích khác nhau. Các chuyên gia nói rằng, đây cũng là thời điểm bạn có thể đưa con đến ngân hàng và biến nó thành một sự kiện thú vị.

Mở một tài khoản tiết kiệm cho con bạn và giải thích lợi ích của việc có tiền gửi thường xuyên và cách ngân hàng trả lãi suất cho người dùng. Bạn cũng có thể đưa con ghé thăm một bảo tàng về sự phát triển của tiền tệ.

9 đến 12 tuổi

Khi con bạn 9 tuổi, bạn có thể bắt đầu đọc nhãn giá với con và so sánh chúng. Khi bạn chọn một sản phẩm, đừng quên nói về chất lượng khi bạn đưa ra quyết định. Thảo luận về sự khác biệt với con bạn và đưa ra lựa chọn mua gì cùng nhau. Bằng cách này, con có thể tìm hiểu về giá trị đồng tiền và cách lựa chọn hàng hóa.

Tuổi từ 13 đến 15

Các chuyên gia nói rằng, đây là một độ tuổi tốt để tìm hiểu về thị trường chứng khoán. Bạn có thể giả vờ đầu tư vào các công ty mà con bạn quen thuộc như Nike, Coca-Cola... Con và bạn có thể xem tin tức tài chính cùng nhau và giải thích mọi thứ bằng các thuật ngữ đơn giản. Hãy cố gắng thảo luận về lợi nhuận mà con sẽ kiếm được, nhưng đừng quên đề cập đến những rủi ro.

Chia sẻ